Giao dịch dân sự gần như là một hành vi thiết yếu trong cuộc sống như mua bán hay quá trình giao kết hợp đồng. Vì thuộc tính phổ biến nên đôi khi hoạt động này được sử dụng như là một công cụ để trục lợi và gây tổn thất cho các bên tham gia như chủ sở hữu tài sản, bên mua.. bên cạnh những chủ thể chủ chốt thì còn một bên chủ thể nữa cũng bị ảnh hưởng được gọi là bên thứ ba hay người thứ ba ngay tình.
Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể là bên thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Hãy cùng đi vào tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối
Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
Giới thiệu về người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu
Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự là gì?
Theo Điều 165 Bộ luật dân sự 2015, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được hiểu là những hành vi chiếm hữu không thuộc các trường hợp như sau:
“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đấm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 quy định Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác, cụ thể là các điều kiện sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Như vậy, người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu có thể hiểu là người có liên quan đến giao dịch dân sự bị vô hiệu, họ chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và theo quy định của pháp luật họ không biết và không buộc phải biết đối tượng của giao dịch là tài sản có thể bị vô hiệu.
Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu
Để xác định một người có thuộc trường hợp là người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự cụ thể hay không cần phải dựa trên một số điều kiện sau:
Thứ nhất, giao dịch dân sự phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch
Thứ hai, người thứ ba ngay tình phải hoàn toàn trung thực, ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch dân sự
Thứ ba, người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Trường hợp không có đủ năng lực hành vi thì phải có người giám hộ hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật
Thứ tư, có căn cứ để chứng minh được tại thời điểm này người thứ ba ngay tình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu bởi vì họ không biết và không buộc phải biết người đã thực hiện giao dịch với mình không có quyền chuyển giao đối với tài sản giao dịch.
Những quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu
Theo nguyên tắc, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng trong một số trường hợp, các chủ thể tham gia giao dịch chiếm hữu tài sản không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật, họ tin tưởng người xác lập giao dịch với mình là chủ sở hữu của tài sản, ở đây họ hoàn toàn trung thực và ngay thẳng. Vì vậy, pháp luật đã đưa ra quy định về một số hậu quả khác trong trường hợp giao dịch có sự xuất hiện của người thứ ba ngay tình và cho rằng việc bảo vệ họ là cần thiết.
Bộ luật dấn sự 2015 quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch bị vô hiệu như sau:
“Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”
Quy định này thật sự rất cần thiết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, giúp doanh nghiệp và người dân yên tâm hơn khi giao dịch đối với các loại tài sản.
>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực
Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự bản chất của họ vốn là trung thực, ngay thẳng, tuân thủ đúng pháp luật, họ hoàn toàn tin rằng người giao dịch với họ là người có quyền giao dịch, điều này làm cho họ có căn cứ để tin rằng bản thân có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, đây là một cuộc giao dịch có hiệu lực pháp luật. Vì vậy để những hậu quả phát sinh khi giao dịch dân sự bị vô hiệu không làm tổn hại đến đối tượng là người thứ ba ngay tình thì việc pháp luật đưa ra quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu là vô cùng thiết yếu bên cạnh những quy định bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Ngoài việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể, thì quy định trên còn đảm bảo tính ổn định của quan hệ dân sự, góp phần xây dựng ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ dân sự.
Trên đây là nội dung giới thiệu về Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.