Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp vận hành dựa trên số vốn góp của các cổ đông. Trong quá tình góp vốn, có không ít những trường hợp cổ đông thay đổi thông tin hay thay đổi tỷ lệ góp vốn. Bên cạnh đó, để có cơ sở ghi nhận quyền sở hữu vốn góp của các cổ đông và cập nhật những thông tin kịp thời. Công ty cổ phần cần dùng đến sổ đăng ký cổ đông.
Sổ đăng ký cổ đông là gì?
Sổ đăng ký cổ đông còn được gọi với tên khác là sổ cổ đông, được xem là sổ chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông được lưu tại công ty cổ phần. Sổ cổ đông do công ty cổ phần ban hành, được thể hiện dưới hình thức nhất định và ghi nhận những thông tin theo quy định pháp luật.
Quy định pháp luật về sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần
Nội dung của sổ đăng ký cổ đông
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về mẫu sổ đăng ký cổ đông. Khi lập sổ cổ đông, công ty cổ phần có thể biên soạn mẫu sổ đăng ký cổ đông. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khi tiến hành lập sổ cổ đông, công ty cổ phần phải đảm bảo những nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Bên cạnh đó, mẫu sổ đăng ký cổ đông được trình bày có thêm những nội dung sau: Phần quốc hiệu, tiêu ngữ; ngày, tháng, năm; tên sổ cổ đông,…
>>Bạn đã biết chưa: Cách định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp
Một số lưu ý về sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần
Thứ nhất về hình thức của sổ cổ đông, theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần phải được thể hiện ở hình thức:
– Văn bản giấy
– Tập dữ liệu điện tử
Thứ hai, nơi lưu trữ sổ cổ đông thường tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông trong trường hợp điều lệ công ty có quy định.
Thứ ba, theo khoản 4, khoản 5 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần cập nhật thông tin vào sổ cổ đông khi cổ đông thay đổi về địa chỉ liên lạc và phải thông báo kịp thời với công ty cổ phần. Nếu cổ đông không thông báo về việc thay đổi thì công ty cổ phần không phải chịu trách nhiệm đối với việc không liên lạc được với cổ đông.
Bên cạnh đó, công ty cổ phần phải cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi vào sổ đăng ký cổ đông khi cổ đông yêu cầu trong trường hợp điều lệ công ty có quy định.
Thứ tư, thời điểm thành lập sổ đăng ký cổ đông quy định theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020, từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần phải tiến hành lập và lưu trữ sổ cổ đông.
Thứ năm, cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.
>>Xem ngay: Mẫu cổ phiếu công ty cổ phần
Mẫu sổ đăng ký cổ đông
Sau đây là mẫu sổ đăng ký cổ đông tham khảo:
|
Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật và thành lập doanh nghiệp, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
- Website: luatkienviet.com
- Phone: 0386579303
- Email: contact@luatkienviet.com
- Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet