Thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài là vấn đề khá được quan tâm trong thời đại kinh tế, công nghệ 4.0. Hoạt động đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc tại nước ngoài là điều không mấy xa lạ. Cũng chính vậy mà các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khuôn khổ bài viết sẽ giới thiệu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 giải thích tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
Một số loại tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường gặp
Dưới đây là một số loại tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường gặp:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động dân sự, ly hôn, lao động, hợp đồng…;
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Phương thức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Khi xảy ra tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các chủ thể có thể áp dụng một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài hoặc Tòa án.
Phương thức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Để biết được Tòa án có thẩm quyền xử lý các vụ việc trên thì theo pháp luật về tố tụng dân sự sẽ xét theo thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
Căn cứ tại Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
- a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
- c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
- e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
- Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định đối với các vụ án thuộc thẩm quyền chung thì các đương sự có quyền được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm Tòa án nước ngoài hoặc trọng tài thương mại.
Trong trường hợp này nếu đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc thì thẩm quyền giải quyết sẽ không còn thuộc về Tòa án Việt Nam. Bên cạnh đó trường hợp bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam
Căn cứ tại Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể vấn đề này như sau:
“Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
- Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
- a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
- b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
- c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
- Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
- a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
- b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
- c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam”.
Như vậy, các vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì chỉ có Tòa án Việt Nam được giải quyết các vụ việc đó.
Các vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam thì sẽ do Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết. Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
…
- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”.
Theo đó trường hợp quy định tại khoản 4 là hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Đồng thời theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu tại khoản 3 nêu trên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các trường hợp giới hạn thẩm quyền
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp Tòa án Việt Nam bị giới hạn thẩm quyền xét xử. Theo quy định tại Điều 472 Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Cụ thể những trường hợp sau:
- Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài;
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam mà thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài;
- Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Các trường hợp giới hạn thẩm quyền
Luật sư tư vấn, hỗ trợ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, dịch vụ luật sư có thể hỗ trợ cho khách hàng như sau:
- Luật sư sẽ tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
- Luật sư dựa trên dữ liệu, thông tin mà khách hàng cung cấp, Luật sư đánh giá và phân tích việc lựa chọn Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết. Nên lựa chọn cách giải quyết nào: tự thương lượng hòa giải, Trọng tài thương mại hay Tòa án.
- Cứ luật sư đại diện theo ủy quyền để giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng, thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn pháp lý về vấn đề này hoặc cần luật sư tư vấn tố tụng, giải quyết tranh chấp. Vui lòng liên hệ qua Hotline 0386579303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.