Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

 

 

Hiện nay khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, hay thừa kế tài sản… Các bên thường gặp khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này. Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự có thể hiểu là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm các loại tranh chấp như sau:

●  Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

●  Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

●  Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

● Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

●  Tranh chấp về thừa kế tài sản.

●  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

● Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

●  Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

●  Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

●  Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

●  Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

●  Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

●  Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

●  Các tranh chấp khác về dân sự, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo cấp toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự nêu trên, ngoại trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Giải quyết tranh chấp dân sự
Giải quyết tranh chấp dân sự

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đồng thời, khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể tự mình lấy lên, giải quyết các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

●     Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

●    Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

●     Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự.

●     Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

●    Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Tranh chấp dân sự kiện ở đâu?

Khi xảy ra tranh chấp dân sự, một bên cần xác định loại tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được nêu ở phần trên bài viết hay không. Sau đó phải xác định cần nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì nộp ở quận, huyện nào? Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì nộp ở tỉnh, thành phố nào?

Ví dụ: Tranh chấp thừa kế tài sản là một căn nhà tại Quận 1, TPHCM. Tranh chấp này có thể được xác định là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Lúc này một bên sẽ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận 1 nơi có bất động sản.

Luật sư tư vấn về tranh chấp dân sự

Trên đây là nội dung giới thiệu về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự. Mọi nhu cầu dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến tranh chấp dân sự vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

>> Có thể bạn quan tâm: Án phí dân sự sơ thẩm, Thời hạn giải quyết tranh chấp dân sự ở Tòa án bao lâu?

 

 

Scores: 4.5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *