Thế nào là đồng phạm trong vụ án hình sự?

Thông thường trong các vụ án hình sự, một tội phạm được tổ chức và thực hiện bởi nhiều người khác nhau. Đồng thời cũng có những người giúp sức cho những tội phạm đó thực hiện hành vi phạm tội của mình, người ta thường gọi họ là “ đồng phạm”. Tuy nhiên, không phải lúc nào những người này cũng được xem là “ đồng phạm” theo pháp luật. Do đó, Luật Kiến Việt xin gởi đến Quý khánh bài viết về thế nào là “ đồng phạm” trong vụ việc hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Khái niệm đồng phạm và người đồng phạm theo BLHS 2015

Thế nào là đồng phạm trong vụ án hình sự?

Khái niệm đồng phạm theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.   

Điều 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định về đồng phạm như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Có thể thấy bộ luật không có định nghĩa người đồng phạm là gì mà chỉ đưa ra khái niệm về “ đồng phạm”. Tuy nhiên, suy luận từ khái niệm này, ta cũng có thể đưa ra một định nghĩa rằng “người đồng phạm là những người cùng cố ý thực hiện một hành vi tội phạm”. Trong khái niệm này cần cân nhắc các vấn đề về năng lực của người đồng phạm. Họ phải đảm bảo là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng như …, từ đủ 16 tuổi trở lên đối với những tội phạm còn lại) và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

>> Xem thêm: Thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm hiện nay

Những ai được xem là đồng phạm? 

Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định có bốn chủ thể được xem là người đồng phạm, bao gồm: (1) người tổ chức, (2) người thực hành, (3) người xúi giục, (4) người giúp sức. 

Trong đó, Luật cũng đưa ra định nghĩa cho những người này như sau:
“Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; 

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; 

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Trách nhiệm pháp lý của đồng phạm

Theo khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Ví dụ A, B, C và D đã thực hiện hành vi cướp tài sản của E. Trong phi vụ này, A đóng vai trò là người chủ mưu và xúi giục chứ không trực tiếp thực hiện còn B, C, D là những người trực tiếp thực hiện tội phạm. Như vậy A, B, C, D mặc dù cùng là người đồng phạm nhưng theo khoản 4 Điều 17 thì người thực hành sẽ chịu trách nhiệm cao nhất, do đó, A sẽ chỉ chịu trách nhiệm không quá trách nhiệm của B,C,D.  

>> Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự

Thế nào là đồng phạm trong vụ án hình sự?

Trách nhiệm hình sự của đồng phạm

Luật sư tư vấn về hình sự 

Trên đây là bài giới thiệu về thế nào là “ đồng phạm” trong vụ việc hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cần luật sư hình sự, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi

Thông tin liên hệ:

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *