Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Hiện nay, Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp nổi tiếng với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói doanh thu hằng năm của Tân Hiệp Phát có thể sánh ngang với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực nước giải khát như pepsi và cocacola… Vậy nên việc ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt giam khiến cộng đồng mạng bất ngờ những ngày gần đây. Như vậy, thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật là bao lâu? Hãy cùng công ty Luật Kiến Việt giải đáp thắc mắc về vấn đề thời hạn xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật trong bài viết dưới đây:

Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Ông chủ Tân Hiệp Phát là ai?

Ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh được thành lập từ năm 1994. Hiện nay, công ty Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1…

Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát do ông Trần Quí Thanh (sinh năm 1953) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; ông Riddle David Charles (sinh năm 1950, Quốc tịch Anh) làm Phó Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật; bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc, bà Trần Uyên Phương làm Phó Tổng Giám đốc.

>> Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự

Ông chủ Tân Hiệp Phát bị tố cáo những hành vi nào?

Theo đơn tố cáo, ông chủ Tân Hiệp Phát cùng một số cá nhân liên quan có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế thông qua việc chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh hơn 1.000 tỉ đồng. Theo đó, vụ án được khởi tố căn cứ vào đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm – tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh – cùng một số cá nhân khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Bị khởi tố khung hình phạt cao nhất, Chủ tịch Tân Hiệp Phát đối diện mức án nào?

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định, hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Với quyết định khởi tố bị can về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự thì ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát và con gái có thể phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất tới 20 năm tù.

Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Thời gian điều tra hình sự vụ ông chủ Tân Hiệp Phát

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định, hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.”

Như vậy, thời gian để cơ quan điều tra ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trên thực tế, trường hợp vụ án có nhiều tình tiết xác minh thì cơ quan điều tra được gia hạn để ra quyết định khởi tố hình sự hay không, nhưng thời gian gia hạn không quá 2 tháng và Viện kiểm sát gia hạn 1 lần không quá 2 tháng. Như vậy thời gian quyết định khởi tố vụ án hình sự tối đa theo quy định là 4 tháng 20 ngày kể từ ngày thụ lý, không tính thời hạn phải tạm đình chỉ điều tra.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì sẽ tiến hành điều tra. Thời hạn điều tra không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể được gia hạn thời hạn điều tra, cụ thể: Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Như vậy tổng thời gian có thể điều tra sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát là 20 tháng.

Thời gian truy tố hình sự vụ ông chủ Tân Hiệp Phát

Hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Căn cứ theo Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Thời gian xét xử hình sự vụ ông chủ Tân Hiệp Phát

Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn xét xử đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định như sau: Trong thời hạn 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nếu không đủ chứng cứ để xử lý thì Tòa án hoặc Viện kiểm sát có thể trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật hình sự, đại diện tham gia vụ án hình sự

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể hình dung được thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật. Việc xác định thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật còn khá phức tạp, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Xem thêm: Khi nào một vụ án hình sự được xét xử kín

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.8 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 564 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *