Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản phải trả lại tài sản đó. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu quy định về hồ sơ, thủ tục khởi kiện trong trường hợp nêu trên trong bài viết dưới đây.

Đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Căn cứ khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Căn cứ chung để người dân thực hiện quyền kiện đòi tài sản của người được giao theo tài sản, cụ thể:

  • Về chủ thể khởi kiện, có căn cứ để chứng minh đây là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó;
  • Người bị kiện phải là người đang chiếm hữu trên thực tế không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Tài sản chỉ có thể được trả lại khi người chiếm hữu tài sản đó đang kiểm soát tài sản mà mình không có thực quyền;
  • Tài sản khởi kiện phải còn tồn tại tại thời điểm khởi kiện đòi lại tài sản, không bị mất hay không tồn tại do bị tiêu hủy.

Quy trình khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Hồ sơ

Thứ nhất, đơn khởi kiện (Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Thứ hai, kèm theo đơn khởi kiện là danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…Đối với tổ chức thì là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.
  • Các tài liệu hoặc chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ theo quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ khác liên quan tới việc khởi kiện hoặc thương lượng, hòa giải trước đó.

Thủ tục

  1. Bước 1, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo đó là các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  2. Bước 2, cơ quan Tòa án thông báo kết quả giải quyết đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với đơn khởi kiện. Căn cứ thông báo, cá nhân, tổ chức đến Cơ quan Thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án. Nếu không đủ điều kiện để giải quyết thì Tòa án sẽ có thông báo cho người nộp đơn (Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
  3. Bước 3, cá nhân, tổ chức nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
  4. Bước 4, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn);
  5. Bước 5, đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm và có bản án sơ thẩm.

Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, thì một trong hai bên tranh chấp có quyền làm đơn kháng cáo để được Tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản

Hiện nay, theo quy định của pháp luật dân sự thì không có quy định cụ thể nào về thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự có đề cập đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, trong đó tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vậy, có thể hiểu thời kiện khởi kiện đòi lại tài sản là vĩnh viễn, tuy nhiên, trừ một số trường hợp việc chiếm hữu tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu. Pháp luật quy định như vậy là để bảo vệ quyền lợi của công dân một cách tối ưu nhất cho chủ sở hữu tài sản hợp pháp và ngay tình.

Thực tiễn giải quyết khởi kiện đòi lại tài sản

Liên quan đến vấn đề này ta có Án lệ số 50/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25/11/2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nội dung án lệ được tóm tắt như sau:

  • Theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng đất của ông N đối với đất tranh chấp đã được xác định tại Bản án phúc thẩm số 43 ngày 13/5/1977 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên. Tòa án không được giải quyết lại quan hệ ai là chủ sử dụng đất hợp pháp, nhưng kiện đòi lại tài sản lại là quan hệ pháp luật khác.
  • Nếu còn thời hiệu thi hành án thì ông N có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện giao đất theo Bản án số 43 ngày 13/5/1977 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên. Tuy nhiên, nay đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì ông N có quyền khởi kiện đòi lại tài sản bằng vụ án dân sự mới.
  • Trong trường hợp này, nếu không có căn cứ xác định ông N đã từ bỏ quyền tài sản thì phải chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N.

Luật sư tư vấn khởi kiện đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án

Luật sư tư vấn khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản

Luật sư tư vấn khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản

Hiện nay, việc phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến kiện đòi tài sản ngày càng phổ biến hơn và hoạt động tranh chấp nếu như không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản của mình. Do đó, việc có luật sư tư sẽ hỗ trợ bạn:

  • Phân tích và xác định điều kiện để được khởi kiện đòi lại tài sản;
  • Đại diện khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp, cụ thể: tham gia thương lượng, hòa giải, quá trình tố tụng tại Tòa án,..
  • Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu pháp lý cần thiết cho quá trình khởi kiện được diễn ra tốt đẹp;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất của khách hàng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật đã phân tích như trên, có thể thấy không ai có thể bị hạn chế hay tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản của mình. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản một cách hợp pháp của chủ thể có liên quan và một trong những quyền đó chính là quyền được kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư tố tụng giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng xử lý các tranh chấp hiệu quả.

Scores: 4.6 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 623 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *