Thủ tục thanh lý hợp đồng

Hiện nay bạn đọc có thể thường xuyên bắt gặp một thuật ngữ liên quan đến hợp đồng đó là thanh lý hợp đồng. Tuy trong luật không có quy định về thanh lý hợp đồng nhưng trên thực tế đây là việc thường xuyên diễn ra giữa các bên trong hợp đồng, và theo đó, thanh lý hợp đồng có thể được hiểu như là việc chấm dứt hợp đồng giữa các bên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây. 

Thủ tục thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng hiện nay

Thanh lý hợp đồng có nghĩa là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định thế nào là thanh lý hợp đồng. Thực tế, thanh lý hợp đồng có thể được hiểu như chấm dứt hợp đồng, khi thực hiện thanh lý hợp đồng các bên sẽ ghi nhận những nội dung nào của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung vẫn chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết. 

Có thể thấy, thủ tục thanh lý hợp đồng giúp các bên xác định mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận ban đầu. Vào thời điểm các bên ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng xem như đã được chấm dứt và các bên cần hoàn thành nhanh chóng những nghĩa vụ còn tồn đọng của hợp đồng. 

Đồng thời, việc thanh lý hợp đồng sẽ giúp hạn chế được các tranh chấp về sau, là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp các bên vẫn cố tình không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng đã được ghi nhận trong biên bản thanh lý hợp đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư hợp đồng

Những trường hợp nào cần thanh lý hợp đồng?

Pháp luật không có quy định cụ thể về trường hợp nào cần thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khi rơi vào các trường hợp sau đây thì các bên sẽ thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng:

– Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của hai bên;

– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng để thanh lý;

– Một bên giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

– Hợp đồng bị hủy bỏ theo thỏa thuận các bên hoặc một bên yêu cầu chấm dứt;

– Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;

– Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản vì nguyên nhân khách quan, các bên không thể lường được sự thay đổi hoàn cảnh…

– Trường hợp khác do pháp luật quy định

Đây cũng là các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thủ tục thanh lý hợp đồng hiện nay như thế nào?

Thủ tục thanh lý hợp đồng

Thủ tục thanh lý hợp đồng

Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý hợp đồng

Thông thường trường hợp này sẽ xảy ra khi các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng.

Cho nên nên thủ tục thông báo để thanh ký hợp đồng lúc này khá đơn giản và không bị ràng buộc bởi các quy định về việc báo trước hay đối soát công nợ về những nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng.

Do các bên có thỏa thuận nên sẽ thực hiện thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận của các bên. Lúc này, các bên sẽ soạn thảo dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng. Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý này.

Trường hợp một bên đơn phương yêu cầu thanh lý hợp đồng

Trường hợp này, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Có thể xảy ra hai trường hợp sau đây:

– Thứ nhất, nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng về việc thanh lý hợp đồ

ng thì căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo trước cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 15 ngày).

– Thứ hai, nếu hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại. Trường hợp này bên đơn phương thanh lý cũng phải báo trước cho bên còn lại trong một khoảng thời gian hợp lý.

>> Có thể bạn quan tâm: Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng kinh tế?

Luật sư tư vấn về thủ tục thanh lý hợp đồng

Trên đây là nội dung giới thiệu về thủ tục thanh lý hợp đồng. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về thủ tục thanh lý hợp đồng vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *