Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Lừa dối khi xác lập giao dịch là cơ sở để vô hiệu giao dịch đó, vì về mặt nguyên tắc các bên khi tham gia giao dịch phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Khi một bên đã xác lập giao dịch/giao kết hợp đồng mà phát hiện bên còn lại đã lừa dối mình thì có thể yêu cầu Toà án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin giới thiệu đến quý khách thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do bị lừa dối.

Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Theo quy định của Bộ luật dân sự và Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là Toà án. Theo đó:

Về lãnh thổ

– Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức;

– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;

– Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

>> Có thể bạn cần biết: Vi phạm hợp đồng bồi thường như thế nào?

Về cấp toà án

Theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong các trường hợp được xác định nêu trên, người nộp đơn cần nộp đến Toà án nhân dân cấp huyện. Cần lưu ý, trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người nộp đơn cần nộp đến Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị lừa dối làm đơn khởi kiện và kèm theo các chứng cứ, tài liệu hiện có gửi cho Toà án có thẩm quyền.

Bước 2: Toà án xác nhận đơn khởi kiện, phân công Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện

Bước 3: Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí, Thẩm phán thụ lý vụ án

Bước 4: Toà án làm việc với nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để đưa ra phán quyết, trong giai đoạn này sẽ có phiên họp hoà giải để các bên thoả thuận.

Thời hiệu yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

Hết thời hiệu nêu trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Theo đó, trường hợp vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS) và trường hợp vô hiệu do có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 BLDS) thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu giao dịch không hạn chế. Các trường hợp còn lại, thời hiệu yêu cầu là 02 năm.

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Lừa dối là vấn đề phổ biến trong các giao dịch

Dịch vụ hỗ trợ yêu cầu hủy giao dịch do lừa dối

Trên đây là bài giới thiệu về Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do bị lừa dối, để được hỗ trợ thêm về yêu cầu huỷ giao dịch dân sự cũng như các vấn đề pháp lý về giao dịch dân sự nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được hỗ trợ.

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *