Thực trạng xoay quanh khu chợ tự phát

 

Chợ tự phát là gì?

Chợ tự phát hay còn gọi là chợ cóc, chợ chồm hổm… là cách gọi chung cho những nơi người dân tự tự họp chợ để bày bán hàng hóa, dịch vụ, trao đổi hàng hóa. Chợ tự phát thường xuất hiện xung quanh các khu chợ hợp pháp, tại cổng của các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, hè phố nơi có đông dân cư…

Chợ tự phát tồn tại mặt hại nhiều hơn mặt lợi. Vậy tác hại ở đây là gì? Hành vi mở chợ tự phát bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ở phần nội dung chính. 

>> Có thể bạn quan tâm: Khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông như thế nào?

Thực trạng xoay quanh khu chợ tự phát

Chợ tự phát là vấn đề nan giải hiện nay

Thực trạng về chợ tự phát

Quá trình giãn cách xã hội đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, những nơi tập trung đông đúc đặc biệt là các khu chợ trong thời điểm này vẫn chưa được phép hoạt động trở lại, đây là lý do làm xuất hiện tình trạng người dân bày bán hàng hóa ven các vỉa hè, đường lộ hay bất kể nơi đâu có người có chỗ thì nơi đó sẽ có người bày bán hàng hóa và vấn đề này đã được kéo dài cho đến ngày hôm nay, dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, người mua hàng cũng đông đúc không kém, việc này gây cản trở rất nhiều đến giao thông đường bộ tại những địa điểm kể trên đặc biệt là vào khung giờ cao điểm khi họ thản nhiên dừng xe ngay phần đường dành cho xe chạy để mua hàng.

Thực trạng xoay quanh khu chợ tự phát

Các tụ điểm chủ yếu ở ven đường, trước cửa khu nhà ở hay các cơ sở kinh doanh đang đóng cửa.

Thực tế, để giải quyết tình trạng nêu trên, có không ít lần lực lượng chức năng đã tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở thông qua các chiến dịch làm thông thoáng vỉa hè, lề đường, công tác kiểm tra, tuần tra… Có nhiều trường hợp đã được lực lượng chức năng xử lý nghiêm tuy nhiên nhiều người vẫn còn vi phạm, thậm chí là tái phạm lại hành vi vi phạm.

Lấy ví dụ thực tiễn tại chợ Giồng Riềng thuộc thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, cụ thể đây là khu chợ được cho phép mua bán hợp pháp, tuy nhiên vì nhiều lý do như mưu sinh, không đủ chỗ bày bán mà một số người dân đã dàng hàng ra tận hẻm dân sinh gần ngay bên chợ để buôn bán. Đây cũng là một trong những con đường để người dân vào chợ, nhưng việc buồn bán nêu trên đã gây trở ngại không ít trong việc đi lại cũng như gây ảnh hưởng đến những người dân trong khu vực bày bán tự phát này. Thậm chí ngay bên trong khu chợ hợp pháp, lực lượng chức năng đã phân chia phần đất dành cho mua bán và phần dành cho xe lưu thông để thuận tiện cho việc đi lại, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người dân vượt qua hạn mức cho phép và lấn chiếm luôn phần đường dành cho xe lưu thông, vấn đề này lại càng gây ra nhiều khó khăn hơn trong những khung giờ cao điểm. Lực lượng chức năng tại đây được gọi là ban quản lý chợ, đối với vấn đề trên họ đã tiến hành nhắc nhở thậm chí là tịch thu tan vật nhưng sau một thời gian thì đâu cũng vào đấy.

>> Xem thêm: Tư vấn luật hành chính

Hành vi mở chợ tự phát bị xử lý như thế nào?

Luật giao thông đường bộ 2008 tại khoản 2 Điều 35 đưa ra quy định như sau:

“ Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2.  Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông gia súc trên đường bộ;

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

g) Che khuất bản hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”

Dựa trên quy định thì đây là hành vi vi phạm pháp luật trên diện rộng, ngoài ra còn được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật giao thông đường bộ 2008 cụ thể “Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông” và không được thực hiện các hành vi như họp chợ, mua bán hàng hóa, tụ tập đông người… Những trường hợp được trưng dụng khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định, hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ được xử lý theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể hành vi lấn chiếm lòng lề đường như bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên các tuyến phố, vỉa hè có quy định:

“ Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong  phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Ngoài ra, còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thu dọn, di dời hàng hóa mua bán đã lấn chiếm lòng lề đường.

Có thể nhận thấy đây là một vấn đề nan giải không thể giải quyết triệt để trong một sớm một chiều bởi vì buôn bán mưu sinh là công việc thiết yếu, tồn tại dài lâu theo thơi gian. Đã có rất nhiều quy định ban hành để xử lý vấn đề này, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác chấp hành các quy định đã đề ra, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông của mỗi người cần phải được nâng cao. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn tồn tại, thì việc mua bán trật tự, tránh tập trung đông người, giữa khoảng cách cộng đồng là điều rất quan trọng và mang ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện sớm ngày thoát khỏi hoàn toàn dịch bệnh.

Trên đây là nội dung giới thiệu về Thực trạng xoay quanh các khu chợ tự phát. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.9 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 654 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *