Trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) năm 1989 đặt ra những quy định chung nhất nhưng vẫn khá cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng, trong đó có trách nhiệm của bên bán.

Trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi bên bán vi phạm hợp đồng, có nghĩa là không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay CISG, thì bên mua sẽ có căn cứ để buộc bên bán phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định tại Điều 45 CISG. Cụ thể bao gồm các trách nhiệm sau:

Bên bán buộc phải thực hiện đúng hợp đồng (Điều 46 CISG)

Điều 46 chỉ ra rằng: Bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ đúng theo thỏa thuận ban đầu hoặc theo quy định của Công ước. Tuy nhiên, nếu bên mua áp dụng một biện pháp khác đối với bên bán mà biện pháp này triệt tiêu khả năng yêu cầu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ (ví dụ: bên mua đưa ra yêu cầu hủy hợp đồng) thì họ sẽ không thể áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với bên bán.

Điều 46 cũng quy định: Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản; hoặc bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục sự không phù hợp đó bằng cách sửa chữa, trừ trường hợp hoàn cảnh chỉ ra rằng yêu cầu đó là vô lý. Các yêu cầu nêu trên phải được đặt ra cùng với việc thông báo theo quy định tại Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó. “Thời hạn hợp lí sau đó” được thể hiện trong quy định này không bị quy định một cách cứng nhắc mà nó được bên mua xác định trên cơ sở hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Theo quy định của Công ước, nếu bên mua đã lựa chọn việc cho phép bên bán thực hiện nghĩa vụ của mình, họ sẽ phải tạo điều kiện bằng cách cho bên bán một thời hạn bổ sung hợp lý (additional period of time of reasonable length) để thực hiện nghĩa vụ đó (khoản 1 Điều 47 CISG). Thời hạn này bao lâu thì được coi là “hợp lí” hoàn toàn phụ thuộc vào sự gia hạn của bên mua. Trong trường hợp bên mua nhận được thông báo của bên bán rằng bên bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn được gia hạn thì bên mua không có quyền áp dụng bất kỳ chế tài nào đối với hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán trong thời hạn đó. Tuy nhiên, bên mua không vì thế mà bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối do bên bán chậm thực hiện nghĩa vụ.

>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng như thế nào?

Bên bán bị bên mua hủy hợp đồng

Các trường hợp bên mua được áp dụng biện pháp hủy hợp đồng đối với bên bán

(i) Nếu trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên mua có căn cứ rõ ràng rằng bên bán sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng thì bên mua có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng.

(ii) Nếu hành vi vi phạm của bên bán cấu thành vi phạm cơ bản hoặc nếu bên bán không giao hàng trong thời hạn được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 47 hoặc nếu bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn đó.

(iii) Khi bên bán đã giao một phần hàng nhưng phần hàng này không phù hợp với quy định của hợp đồng đã tạo ra sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng.

Hậu quả của việc hủy hợp đồng

Việc hủy hợp đồng sẽ giải phóng cho các bên khỏi những nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng của họ, trừ điều khoản liên quan đến việc tranh chấp. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã thực hiện trước đó. Việc hoàn trả này giữa các bên phải được tiến hành cùng lúc.

Tuy nhiên, việc buộc phải hoàn trả những gì mà các bên đã thực hiện trước đó sẽ không áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Hàng không có khả năng trả lại hoặc hàng đã bị thay đổi tính chất so với lúc giao nhận ban đầu;
  • Toàn bộ hoặc một phần hàng đã bị mất giá trị hoặc hư hỏng;
  • Toàn bộ hoặc một phần hàng đã được bán théo thủ tục thường mại thông thường hoặc đã sử dụng.

Bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất hàng hoá và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ mà bên mua phải gánh chịu. Mức bồi thường thiệt hại này không được cao hơn giá trị tổn thất mà bên mua “đã dự liệu” hoặc “đáng lẽ phải dự liệu được” vào lúc giao kết hợp đồng, có tính đến các tình tiết và yếu tố mà bên mua “phải biết” hoặc “đáng lẽ phải biết” (Điều 74 CISG).

Trường hợp hợp đồng bị hủy

Nếu hợp đồng bị huỷ và bên mua đã mua hàng thay thế trong một khoảng thời gian hợp lý thì bên mua có thể đòi bồi thường thiệt hại bằng cách yêu cầu nhận phần chênh lệch giữa giá của hàng hóa quy định trong hợp đồng và giá của hàng hóa thay thế, cũng như các khoản bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước. Trong quy định này, thế nào là “cách thức hợp lí” (reasonable manner) và thế nào là “thời gian hợp lí” (reasonable time) sẽ do các bên tự xác định trên cơ sở có tính đến các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Nếu sau khi hợp đồng bị hủy mà người mua không mua hàng thay thế thì thiệt hại trong trường hợp này là phần chênh lệch giữa giá bán hàng hóa được quy định trong hợp đồng và giá của hàng hóa vào lúc hủy hợp đồng, cũng như những khoản bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước. Trường hợp này sẽ chỉ áp dụng được nếu có sự chênh lệch về giá của hàng hóa vào hai thời điểm: khi ký hợp đồng và khi hủy hợp đồng.

>> Bạn cần biết: Vi phạm hợp đồng bồi thường như thế nào?

Luật sư tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trên đây là nội dung giới thiệu về trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mọi nhu cầu tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.9 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *