Tranh chấp hợp đồng thuê lao động giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động là việc xử lý các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh của cá nhân, tập thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Để làm rõ nội dung xoay quanh vấn đề phương thức, thẩm quyền cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp nêu trên, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thuê lao động, nhưng các nguyên nhân chủ yếu thường đến từ các vấn đề sau đây:

  • Các bên vi phạm quy định về tiền lương, chế độ đãi ngộ. Tranh chấp có thể xuất phát từ việc các bên không lập hợp đồng lao động bằng văn bản làm phát sinh tranh chấp hoặc ký hợp đồng lao động không ghi rõ mức lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ. Người sử dụng lao động thanh toán tiền lương thấp hơn mức lương thỏa thuận hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu khu vực cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn.
  • Vấn đề có thể xuất phát từ phía người lao động như yêu cầu tăng lương, phụ cấp không phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện làm việc hoặc không hoàn thành công việc, hoàn thành công việc không đạt yêu cầu chất lượng so với mức lương thỏa thuận.
  • Vi phạm quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Mâu thuẫn thường phát sinh khi người sử dụng lao động bắt buộc người lao động làm việc quá giờ, làm việc ngày nghỉ, làm việc chủ nhật, ngày lễ mà không trả tiền làm thêm giờ, tiền ngày nghỉ, tiền làm việc chủ nhật, ngày lễ mà không bố trí thời gian nghỉ ngơi, giải lao hợp lý cho người lao động. Tranh chấp có thể do lỗi của người lao động khi không đảm bảo đủ thời gian làm việc theo đúng quy định và không tuân thủ quy định về thời gian nghỉ ngơi, giải lao.
  • Vi phạm quy định về kỷ luật lao động. Biện pháp kỷ luật lao động là hậu quả bất lợi mà người lao động phải chịu phải chịu khi vi phạm quy định. Tuy nhiên có những trường hợp người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỷ luật lao động không đúng theo quy định, không công bằng, khách quan làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động dẫn đến tranh chấp giữa đôi bên.
  • Vi phạm quy định về bảo hộ lao động. Đối với một số công việc đặc thù, đặc biệt là các công việc có tình nguy hiểm cao thì các điều khoản thỏa thuận về bảo hộ lao động và tuân thủ an toàn lao động rất cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, người sử dụng lao động không bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, không cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng tiêu chuẩn hoặc bắt buộc người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp bảo vệ dễ dẫn đến các thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người lao động.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tranh chấp hợp đồng lao động như biến động của thị trường lao động, sự thay đổi và chưa đồng bộ của chính sách pháp luật về lao động hay do điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

Phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Các tranh chấp rất đa dạng và phức tạp vì vậy để giải quyết tranh chấp cũng tùy vào từng loại tranh chấp lao động khác nhau mà có những phương pháp giải quyết phù hợp cho các bên. Các phương pháp phổ biến được áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê lao động như:

  1. Thứ nhất, phương pháp thương lượng. Đây là phương thức được tiến hành đầu tiên khi các bên có mâu thuẫn, cần giải quyết tranh chấp vì ưu điểm ít tốn kém về thời gian, về tài chính, phức tạp về thủ tục, trình tự và hiệu quả khả thi. Theo quy định pháp luật hiện hành, thương lượng cũng được xác định là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Pháp luật cũng khuyến cáo các bên sử dụng phương thức thương lượng trực tiếp trước khi quyết định sử dụng các phương thức giải quyết khác.
  2. Thứ hai, thông qua hòa giải. Hòa giải lao động là bước bắt buộc trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Việt Nam. Thông qua một chủ thể thứ ba là hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải giải quyết tranh chấp giữa các bên trong quan hệ lao động. Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về hòa giải viên, thẩm quyền của hòa giải viên và trình tự thủ tục hòa giải. Hòa giải viên lao động là người có đủ điều kiện về năng lực hành vi, trình độ kiến thức, lý lịch tư pháp, được bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động. Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  3. Thứ ba, thông qua trọng tài. Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp trong lao động thực hiện bởi bên thứ ba trung lập đứng ra phân xử. Là phương thức giải quyết tranh chấp lao động nhanh, gọn, linh hoạt, mang tính thương lượng, đàm phán cao nhưng vẫn trung thực, nghiêm túc. Phương thức trọng tài được chọn lựa vì thật sự tạo cho các bên tranh chấp thế chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  4. Thứ tư, giải quyết tại tòa án. Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật Tố tụng 2015, sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019. Ưu điểm của phương thức này là tòa án áp dụng nguyên tắc xét xử công khai nên có tác dụng răn đe, trình tự tố tụng chặt chẽ, các quyết định, phán quyết tại tòa được đảm bảo hiệu lực thi hành. Đồng thời sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các bên không chấp hành theo bản án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuê lao động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuê lao động

Tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tùy vào mỗi loại tranh chấp lao động mà thẩm quyền giải quyết sẽ khác nhau, cụ thể:

Căn cứ Điều 187, Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Căn cứ Điều 191, Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Cần lưu ý, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Căn cứ Điều 195, Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Ngoài ra pháp luật còn có quy định tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Hồ sơ

Hồ sơ để khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê lao động tại Tòa án bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan
  • Các tài chứng minh giữa hai bên tồn tại quan hệ lao động: Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động, bảng lương cá nhân hoặc giấy tờ chuyển khoản lương,…
  • Tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên: Quyết định chấm dứt hợp động lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo nghỉ việc,…
  • Giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan của người đại diện uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng);

Ngoài ra, tùy thuộc vào tranh chấp là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể về quyền, có bắt buộc phải qua thủ tục tiền tố tụng hay không mà nộp kèm theo các giấy tờ/tài liệu chứng minh tranh chấp đã được giải quyết qua thủ tục tiền tố tụng

Thủ tục

Thủ tục giải quyết khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê lao động trải qua các giai đoạn như sau:

  • Bước 1: Người có quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê lao động chuẩn bị hồ sơ gửi đến Tòa án có thẩm quyền thông qua ba hình thức: gửi trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính.
  • Bước 2: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện. Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện. Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn. Còn đối với phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có).
  • Bước 3: Tòa án Thụ lý đơn khởi kiện căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
  • Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng
  • Bước 6: Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động.

Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động

Luật sư giải quyết tranh chấp cho thuê lao động

Luật sư giải quyết tranh chấp cho thuê lao động

Công ty Luật Kiến Việt hân hạnh cung cấp cho quý khách những dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê lao động
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động hợp lý, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các đơn từ cần thiết liên quan
  • Luật sư đại diện trao đổi với cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tố tụng và tư vấn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp hợp đồng cho thuê lao động là một vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm về tư vấn pháp luật lao động có thể giúp tranh chấp được giải quyết hợp lý, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn về hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thuê lao động, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được cung cấp những dịch vụ tốt nhất.

Scores: 4.6 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 692 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *