Mấy nay có vẻ nhiều người chưa hiểu rõ vụ xe Thành Bưởi bị dừng chạy và vì sao Thành Bưởi bị thanh tra. Nên mình giải thích nhanh thông tin như này để mọi người hiểu rõ hơn.
Lưu ý: Mình không có bất kỳ nhận định, kết luận hoặc ý định như vậy về vụ việc hay về hãng xe này. Việc này thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì họ vẫn đang trong quá trình thanh tra, giải quyết. Mình đơn thuần
1. Các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe oto
Kinh doanh vận tải bằng xe oto bao gồm vận chuyển người hoặc hàng hóa trên đường bộ, Trong đó kinh doanh chở người gồm các hình thức sau: Xe tuyến cố định, xe buýt tuyến cố định (gồm buýt nội tỉnh và buýt liên tỉnh), xe taxi, xe hợp đồng không theo tuyến cố định, xe du lịch, xe trung chuyển hành khách.
– Trong đó xe chở người theo tuyến cố định có đặc điểm là có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định. Nói dễ hiểu là xe tuyến cố định phải vào vào bến xe, bến xe này phải do nhà nước công nhận, quản lý. Đồng thời xe phải xuất vé cho khách, trong vé đã có các phí bến bãi, thuế theo quy định.
Ví dụ: xe chạy tuyến TP. HCM = Đà Lạt thì không được chạy thêm tới Nha Trang, muốn tới Nhà Trang phải đăng ký giấy phép tuyến với cơ quan nhà nước, phải đăng ký bến đi là Bến xe Miền Đông và bến tới là bến xe Liên Tỉnh Đà Lạt.
Đó là lý do bạn đi xe khách mặc dù đón dọc đường hay tận nhà nhưng thấy xe phải ghé bến xe để lấy lệnh xuất bến.
– Xe hợp đồng không theo tuyến cố định là chở người bằng hợp đồng vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Hợp đồng (giấy hoặc điện tử) phải được ký trước chuyến đi, phải có danh sách đoàn đi. Xe phải có bảng hiệu ghi trước xe là “XE HỢP ĐỒNG”. Xe dạng này không cần vào bến bãi và lịch trình cố định như xe tuyến cố định.
Ví dụ: Nhà có đám cưới cần thuê chuyến xe chở nhà trai qua nhà gái. Đại diện gia đình phải liên hệ, thuê xe của một hợp tác xã.
2. Xe Thành Bưởi hoạt động dưới loại hình gì?
Thành Bưởi là nhà xe đang khai thác các tuyến: TP. HCM = Đà Lạt, TP. HCM = Cần Thơ, Đà Lạt = Cần Thơ. Đây là nhà xe có số lượng chuyến nhiều hàng đầu và là lựa chọn của rất nhiều hành khách khi đi các tuyến này. Chất lượng của nhà xe cũng được mọi người đánh giá cao. Công ty có hơn 1.000 nhân viên. Thành Bưởi còn phát triển thêm mảng nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ bản là rất thành công. Ngoài ra, tuyến vận chuyển hàng hóa của công ty này thuộc dạng cực kỳ ổn định, ăn chắc mặc bền. Công ty có đăng ký tuyến cố định nhưng với quy mô rất nhỏ và chỉ cho tuyến TP. HCM = Cần Thơ.
Như vậy, có thể thấy các tuyến của Thành Bưởi là các tuyến cố định nhưng đa số các chuyến xe của công ty là dưới dạng “xe hợp đồng”.
Theo anh Võ Quốc Bình: “Cái lý của Thành Bưởi cho rằng không ra Bến xe là vì: Sợ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, không muốn chất lượng dịch vụ đi xuống và chịu thêm sự phức tạp của bến xe. Tui đồng tình là dịch vụ Thành Bưởi hiện nay đang trên và tốt hơn mặt bằng dịch vụ chung của Việt Nam. Nhưng đó là vì Thành Bưởi đang hoạt động theo mô hình tự chủ, chứ nếu là ra Bến thì chưa chắc thằng nào hơn thằng nào. Sai phạm là sai phạm, nếu DN nào cũng như Thành Bưởi thì quy hoạch Bến xe cho xe tang đậu hay xe rác chạy ?”.
Từ Thành Bưởi, ta thấy rõ sự yếu kém của Quản Lý Nhà nước trong Ngành giao thông vận tải : Anh làm Bến xe mà chất lượng quản lý thấp quá, thấp hơn tiêu chuẩn Doanh nghiệp, thấp đến nổi người ta ra Bến xe của anh người ta sợ tạp nham, mất hình ảnh… thì anh nên nghỉ cho rồi, làm mà vậy thì nên né sang một bên, nghỉ phẻ!”
3. Vì sao xe Thành Bưởi bị kiểm tra dẫn đến bị ngừng hoạt động
Khuya về sáng 30-9-2023, tại huyện Định Quán, Đồng Nai, xe Thành Bưởi đâm vào xe 16 chỗ gây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 4 người chết và 5 người bị thương. Công an đã khởi tố lái xe Thành Buổi.
Vụ việc tai nạn nghiêm trọng đã được các cơ quan báo chí và Chính phủ quan tâm. Vấn đề quản lý của nhà xe được đặt ra. Vì theo điều tra, tài xế Tính lúc gây tai nạn đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng nhưng vẫn được cầm lái.
Sau vụ nhà xe Thành Bưởi va chạm với xe khách 16 chỗ trên Quốc lộ 20, tỉnh Đồng Nai làm 5 người chết, 4 người bị thương, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu kiểm tra toàn diện nhiều nhà xe. Chiều ngày 02/10/2023 Sở GTVT TP HCM công bố thanh tra Thành Bưởi và một số nhà xe. Nội dung kiểm tra tập trung việc chấp hành quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Nghị định 10/2020. Trong thời gian này, Thành Bưởi vẫn hoạt động bình thường. Sau đó Sở GTVT TP HCM ra kết luận về nhiều sai phạm về hoạt động vận tải của công ty Thành Bưởi.
Ngày 26/10/2023, Công an tiến hành kiểm tra tại trụ sở ở TP.HCM và chi nhánh Lâm Đồng của Thành Bưởi. Trong buổi kiểm tra, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, máy chủ. Ngày 29/10/2023 Fb của Thành Bưởi thông báo công ty phải tự ngưng hoạt động mảng vận tải do bị tịch thu toàn bộ máy chủ.
4. Công ty Thành Bưởi đang bị điều tra gì?
Theo các thông tin trên trang “Thông tin Chính phủ” và diễn biến mới nhất về việc tịch thu máy chủ và tài liệu (để kiểm tra số liệu đặt vé) thì nhiều khả năng công ty Thành Bưởi đang bị điều tra về việc trốn thuế. Cụ thể theo trang “Thông tin Chính phủ”:
“Cũng theo ông Hải, tại các địa điểm này, thống kê từ ngày 27/9 đến 3/10, Thành Bưởi thực hiện 896 hợp đồng vận chuyển hành khách từ TPHCM đi Lâm Đồng và ngược lại. Vậy trung bình mỗi ngày Thành Bưởi chạy 128 lượt ở cả hai đầu bến TPHCM và Đà Lạt.
Tuy nhiên, theo quan sát, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe của nhà xe này từ TPHCM đi Đà Lạt và ngược lại. Từ 13/10 đến 16/10, ghi nhận cho thấy lượt xe qua trạm thu phí chiều đi từ TPHCM về Đà Lạt là từ khoảng 150-200 chuyến xe/ngày.
Theo tài liệu thu thập được, con số trên khá trùng khớp với số liệu lượt xe mà chúng tôi ghi nhận được ở vị trí ngay trạm thu phí.
Theo dữ liệu khác mà Thông tin Chính phủ thu thập được ngày 26/08/2022 số xe Thành Bưởi đi qua trạm thu phí từ TPHCM – Đà Lạt là 205 chuyến/ngày.
Tương tự, ngày 27/8/2022 xe Thành Bưởi chạy qua trạm thu phí chiều Sài Gòn – Đà Lạt 184 chuyến/ngày. Và ngày 28/8/2022 Thành Bưởi chạy tuyến Sài Gòn – Đà Lạt là 193 chuyến. Vậy nếu tính lượt quay đầu trong giai đoạn tháng 8/2022 con số phải là trên dưới 350 chuyến/ngày.
Trao đổi với chúng tôi, một doanh nghiệp có xe ra vào Bến xe miền Đông cho biết: “Mỗi chuyến khi xuất bến họ phải đóng các khoản phí gồm: Lốt, phí đậu đỗ, vệ sinh… tổng vào khoảng 250.000 đồng/chuyến. Vậy cứ lấy con số trung bình với 200 chuyến xe mỗi ngày chạy ở hai đầu bến TPHCM – Đà Lạt, Thành Bưởi đã trốn được tiền bến bãi 50 triệu đồng/ngày khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng.
Còn một cán bộ ở Cục Thuế TPHCM nêu nhận định: Cứ cho là nhà xe Thành Bưởi khai báo với Sở Giao thông vận tải TPHCM là mỗi ngày tuyến TPHCM – Đà Lạt dao động hơn 100 chuyến/ngày thì việc không vào bến cũng đã khiến nhà nước thất thu gần 1 tỷ đồng mỗi tháng và một năm lên tới hàng chục tỷ đồng. Đây là chỉ tính riêng tiền bến bãi phải nộp theo quy định.
Điều đó cho thấy chỉ riêng việc các xe khách Thành Bưởi không vào bến, cả ngàn tỷ đồng tiền thuế VAT và hàng trăm tỷ đồng tiền phí vào bến có thể đã thất thu trong thời gian dài
Qua nhiều ngày theo dõi, thu thập chứng cứ, trao đổi với nhiều chuyên gia về thuế, chúng tôi ước tính con số tối thiểu là mỗi ngày có trung bình 250 chuyến xe của nhà xe Thành Bưởi chạy chiều đi và về TPHCM – Đà Lạt. Mỗi chuyến có tối thiểu 25 khách, mỗi khách phải trả 280.000 đồng (trong đó có 28.000 đồng tiền VAT phải nộp ngân sách nhà nước).
Vậy là trung bình mỗi ngày chúng ta có thể mất đi khoảng 175 triệu đồng tiền thuế VAT, mỗi tháng khoảng hơn 5 tỷ đồng, chưa kể tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền bến bãi bắt buộc nếu xe tuân thủ quy định vào bến xe… Theo đó, mỗi tháng ngân sách nhà nước thất thu từ nhà xe Thành Bưởi khoảng 6 tỷ đồng. Việc này đã diễn ra hàng chục năm nay. Đây là dấu hiệu trốn thuế cần được các cơ quan chức năng làm rõ, là con số đặc biệt lớn, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước…”.