Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt?

 

Mới đây, ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát – Trần Quí Thanh đã bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vậy, vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt?

Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt?

Tập đoàn Tân Hiệp Phát lớn đến thế nào?

Tân Hiệp Phát có thể được xem là một trong những ông lớn trong lĩnh vực nước giải khát, F&B tại Việt Nam, có sức cạnh tranh lớn với các thương hiệu nổi tiếng khác đến từ nước ngoài. Tầm ảnh hưởng của tập đoàn này đến thị trường trong nước phải nói là rất lớn. Một số sản phẩm tiêu biểu của Tân Hiệp Phát có thể kể đến: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt giải độc Dr. Thanh.

Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt?

Vừa qua, ngày 8/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh – người sáng lập và đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) để điều tra về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cũng cùng tội danh này, hai người con gái của ông chủ Tân Hiệp Pháp là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cũng bị khởi tố. Trong đó, bà Trần Uyên Phương ngoài bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì còn bị Công an TP.HCM điều tra về hành vi trốn thuế (Theo như Công an TP.HCM, bà Phương cùng một số cá nhân khác đã sử dụng các “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đã được công chứng viên chứng nhận, nhưng các hợp đồng lại ghi nhận không đúng số tiền thực tế chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất, gây thất thu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.). 

Sở dĩ, để đi đến quyết định khởi tố trên, cơ quan Cảnh sát điều tra đã căn cứ vào đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm (người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Ðầu tư và Phát triển Kim Oanh Ðồng Nai) và một số cá nhân khác gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra vào tháng 10/2020, với nội dung tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng hai con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác. Trong đơn tố cáo của ông Lâm nêu rõ, ông Thanh và con gái đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản, gây thiệt hại cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh hơn 1.000 tỷ đồng. Sau khi tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết nội dung các đơn tố cáo này, ngày 9/3/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, đến tháng 11/2022, đã tạm đình chỉ điều tra vụ án do hết thời hạn và cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan công tác giám định.

Có thể thấy, qua một thời gian dài điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ dựa trên đơn tố cáo, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã đi đến quyết định khởi tố ông chủ Tân Hiệp Phát về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

>> Có thể bạn quan tâm: Thời gian xử lý vụ ông chủ Tân Hiệp Phát theo quy định pháp luật

Tội danh ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố 

Ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố tội danh gì?

Vừa qua cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự. 

Như vậy, ông chủ Tân Hiệp Phát đã bị khởi tố khung hình phạt cao nhất của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội danh ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố được pháp luật quy định ra sao?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

  • Các hành vi của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Thứ nhất, người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Thứ hai, người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

  • Các khung hình phạt của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Khung hình phạt thứ nhất

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Khung hình phạt thứ hai

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người phạm tội rơi vào các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt thứ ba

Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Khung hình phạt cao nhất

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>> Xem thêm: Ông Dr Thanh có thể bị truy tố những tội gì

Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt?

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị bắt

Mức phạt tù dành cho ông chủ Tân Hiệp Phát 

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh đã bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự. Như vậy, ông chủ Tân Hiệp Phát có thể phải chịu mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù giam. Bởi vì theo quy định tại tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù của điều khoản này là từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Luật sư tư vấn về tội của ông chủ Tân Hiệp Phát

Từ những nội dung tư vấn trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được những vấn đề xoanh quanh câu hỏi Vì sao ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt? Nếu bạn đọc còn những thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu luật sư hình sự, luật sư của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.9 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *