Tư vấn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

Xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố là việc xác định thời hạn mà bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết những yêu cầu khác với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong cùng một vụ án. Đây là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tố tụng của bị đơn, bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh, toàn diện. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin pháp lý về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

Xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

Khi nào được quyền yêu cầu phản tố?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Theo quy định này, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Yêu cầu này để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu này được chấp nhận sẽ dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Những lưu ý khi đưa ra yêu cầu phản tố

Về bản chất, khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố cũng giống như việc khởi kiện một vụ án, vì vậy vai trò của bị đơn lúc này vừa là bị đơn mà kiêm luôn quyền và nghĩa vụ của một nguyên đơn trong vụ án dân sự. Theo đó, yêu cầu phản tố đúng quy định pháp lý phải đảm bảo các yếu tố sau:

  1. Thứ nhất, về mặt nội dung, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 200 BLTTDS năm 2015.
  2. Thứ hai, về mặt hình thức, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thực tiễn giải quyết các vụ án cho thấy, có nhiều trường hợp mặc dù pháp luật chưa quy định về tính lại thời hạn nhưng một số Tòa án vẫn tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử tiêu biểu như trường hợp thụ lý yêu cầu phản tố. Khi đó thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Toà án nhận được đơn phản tố. Bên cạnh những yếu tố về trình tự, thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.
  3. Thứ ba, khi yêu cầu phản tố cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu như đối với yêu cầu khởi kiện theo BLTTDS năm 2015, trong đó có quy định tại Điều 184, 185 về thời hiệu khởi kiện và áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu.

Thực tiễn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

Tình huống án lệ

Trong thực tiễn, có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố và dẫn đến cách giải quyết khác nhau cụ thể như:

Án lệ số 44/2021/AL xuất phát từ Quyết định giám đốc thẩm số 10/2021/KDTM-GĐT ngày 14/09/2021 của TAND cấp cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế”, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P (gọi tắt là Công ty P).

Công ty P đã đưa ra yêu cầu phản tố với Công ty H. Liên quan đến thời hiệu của yêu cầu phản tố, Toà án cấp phúc thẩm nhận định rằng yêu cầu phản tố không bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, khi xét xử giám đốc thẩm, Tòa Kinh tế TAND tối cao cho rằng nhận định của Toà án cấp phúc thẩm là không đúng. Bởi lẽ, theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, yêu cầu phản tố là yêu cầu không nằm trong yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và có thể được giải quyết bằng một vụ án độc lập; tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án giúp kết quả giải quyết chính xác và nhanh hơn. Do đó, cần xác định rằng yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện. Do đó, trường hợp có yêu cầu phản tố và có đương sự trong vụ án đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện thì tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm phải xác định xem yêu cầu phản tố có còn thời hiệu khởi kiện hay không mới đúng quy định pháp luật.

Hướng giải quyết của Tòa án

Như vậy, bản chất của yêu cầu phản tố chính là yêu cầu khởi kiện của bị đơn đối với nguyên đơn, yêu cầu này không phát sinh trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, nó là yêu cầu độc lập với yêu cầu khởi kiện. Yêu cầu phản tố có thể được giải quyết bằng một vụ án khác. Mục đích của yêu cầu phản tố là để bù trừ hoặc loại trừ yêu cầu của nguyên đơn. Việc giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án là để nhanh hơn, chính xác, thuận tiện hơn cho đương sự. Do yêu cầu phản tố là một yêu cầu khởi kiện nên cũng phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Khoản 4 Điều 60, Điều 159, Điều 176, Điều 178 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với khoản 4 Điều 72, Điều 184, Điều 200, Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); điểm e, khoản 1, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thủ tục yêu cầu phản tố

Thủ tục yêu cầu phản tố

 Thủ tục yêu cầu phản tố

Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Theo quy định này, có thể xác định yêu cầu phản tố của bị đơn cũng chính là yêu cầu khởi kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn hay người có nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, nên thủ tục yêu cầu phản tố cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu như đối với yêu cầu khởi kiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu phản tố tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện tới Tòa án có thẩm quyền.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn phản tố
  • Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu phản tố

Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố

Bước 3: Thẩm phán sau khi xem xét đơn yêu cầu phản tố và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn phản tố;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý yêu cầu phản tố;
  • Trả lại đơn phản tố nếu yêu cầu đó không đúng quy định.

Thời gian xử lý đơn phản tố trong bao lâu?

Theo Điều 202 BLTTDS năm 2015 quy định: Thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, yêu cầu phản tố của bị đơn cũng phải được xem xét, giải quyết theo như quy định đối với yêu cầu khởi kiện.

Dựa theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện, quy trình xử lý yêu cầu phản tố như sau:

  • Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn phản tố do người có yêu cầu phản tố nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn phản tố được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn phản tố nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người phản tố. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người phản tố.

Trường hợp nhận đơn phản tố bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người phản tố qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn phản tố, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn phản tố (trong giai đoạn đã thụ lý vụ án thì thẩm phán đang được phân công giải quyết vụ án sẽ là người giải quyết).
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn phản tố;

Tiến hành thủ tục thụ lý yêu cầu phản tố;

Trả lại đơn phản tố cho người yêu cầu nếu vụ việc đó không đúng quy định.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Theo quy định trên, có thể thấy, thời gian xử lý đơn phản tố tối đa là 8 ngày đối với trường hợp nộp đơn trực tiếp và tối đa là 10 ngày đối với trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính.

Luật sư tư vấn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

 Luật sư tư vấn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

 Luật sư tư vấn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố

Luật Kiến Việt cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố với những công việc chính sau:

  • Phân tích, đánh giá về nội dung yêu cầu phản tố có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.
  • Luật sư tư vấn về thời hiệu khởi kiện cụ thể đối với trường hợp yêu cầu phản tố.
  • Thu thập tài liệu, soạn thảo đơn phản tố.
  • Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Sau khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, luật sư sẽ hỗ trợ bạn trong việc thi hành án để đảm bảo bạn được thực hiện đầy đủ các quyền lợi của mình theo bản án hoặc quyết định.

Trên đây là quy định về xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố. Hy vọng đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách có các thắc mắc liên quan đến soạn thảo mẫu đơn phản tố, điều kiện để yêu cầu phản tố được xem xét, giải quyết hoặc có như cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự tư vấn đại diện thực hiện các giấy tờ thủ tục liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0386 579 303 để được hỗ trợ.

Scores: 5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *