Hiệu lực hợp đồng có mất hiệu lực khi bên mua bảo hiểm đóng phí trễ hạn

Hiệu lực hợp đồng có bị mất hiệu lực khi bên mua bảo hiểm hiểm đóng phí trễ hạn là câu hỏi được nhiều người tham gia bảo hiểm quan tâm. Khi hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực, bên mua bảo hiểm sẽ không được chi trả các quyền lợi khi rủi ro không may xảy ra. Án lệ số 37/2020/AL được ban hành để giải quyết tranh chấp về hiệu lực hợp đồng bảo hiểm khi bên mua đóng phí trễ hạn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn nội dung các trường hợp khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, cách khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm,…

Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm có bị mất hiệu lực

Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm có bị mất hiệu lực

Các trường hợp khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong một số trường hợp sau đây:

  • Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí đúng hạn thì doanh nghiệp có thể gia hạn đóng phí tối đa là 60 ngày, sau khi hết thời hạn mà người tham gia vẫn chưa đóng thì hợp đồng bảo hiểm có thể bị vô hiệu, người tham gia không được hoàn phí bảo hiểm đã đóng.

  • Cung cấp thông tin không trung thực

Việc khai báo thông tin trung thực là cơ sở để công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận bồi thường quyền lợi cho người tham gia. Nếu người mua cố tình khai báo thông tin sai sự thật, nhằm trục lợi bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm có quyền không bồi thường cho người tham gia, đồng thời vô hiệu hóa hợp đồng.

  • Khoản tiền tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị hợp đồng

Nếu hợp đồng bảo hiểm có giá trị tiền mặt thì người tham gia có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng. Nếu rủi ro bất ngờ xảy ra thì người mua bảo hiểm được công ty chỉ trả quyền lợi theo như các bên thỏa thuận nhưng trước đó công ty sẽ trừ đi chi phí tạm ứng và lãi suất tạm ứng. Nếu khoản tiền tạm ứng và nợ lãi tương ứng cao hơn giá trị tiền mặt thì hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu.

  • Nhờ người ký tên thay nhưng không có văn bản ủy quyền

Người tham gia bảo hiểm có thể ủy quyền cho người khác để điền thông tin và ký tên trên hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không có văn bản ủy quyền thì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Người tham gia không thể nhận được quyền lợi bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra.

  • Đại lý bảo hiểm không nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm

Nhiều đại lý bảo hiểm thu phí bảo hiểm của người mua nhưng không nộp lại cho công ty bảo hiểm, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm cũng như ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Có mất hiệu lực khi bên mua bảo hiểm đóng phí trễ hạn hay không?

  • Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải đóng phí đầy đủ, đúng hạn cho công ty bảo hiểm để duy trì hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của mình theo điểm c khoản 2 Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
  • Nếu bên mua bảo hiểm không thể đóng được các khoản phí khi đến hạn thì bên mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm gia hạn thêm thời gian đóng phí tối đa là 60 ngày kể từ ngày đến hạn theo khoản 2 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trong thời gian gia hạn, hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực.
  • Khi hết thời gian gia hạn, nếu bên mua bảo hiểm vẫn chưa đóng phí thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Hướng dẫn cách khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm

Để khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thực hiện các công việc sau:

  • Người tham gia/ người thụ hưởng bảo hiểm gửi yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng đến công ty bảo hiểm để chờ xem xét, giải quyết.
  • Thanh toán toàn bộ các khoản phí quá hạn tính đến ngày công ty chấp thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng;
  • Thanh toán các khoản nợ chưa trả và lãi suất do doanh nghiệp bảo hiểm công bố.
  • Thời điểm khôi phục hiệu lực hợp đồng phải trước ngày kết thúc hợp đồng.

Thực tiễn về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí trễ hạn

Thực tiễn xử lý tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Thực tiễn xử lý tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật, khi  bên mua đóng phí trễ hạn thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, án lệ số 37/2020/AL ra đời đưa ra giải pháp pháp lý để hợp đồng bảo hiểm không bị mất hiệu lực khi bên mua đóng phí trễ hạn. Nội dung cụ thể như sau:

  • Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 28/2018/KDTM-GĐT ngày 26-6-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” tại tỉnh Đồng Nai giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn N với bị đơn là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm Công ty bảo hiểm P1, Ngân hàng thương mại cổ phần V, Công ty cổ phần giấy S.
  • Tình huống án lệ: Sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Sau đó, sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  • Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm.
  • Bình luận án lệ: án lệ số 37/2020/AL đã đưa ra giải pháp pháp lý để xác định trường hợp hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực, là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

Luật sư tư vấn về hiệu lực hợp đồng bảo hiểm

Luật sư tư vấn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Luật sư tư vấn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Luật Kiến Việt là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về bảo hiểm. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự tin tư vấn cho khách hàng các vấn đề sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm;
  • Tư vấn các trường hợp hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực;
  • Tư vấn cách khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
  • Tư vấn các giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm;
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Việc nắm rõ các trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực là cách bảo vệ quyền lợi cá nhân khi tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người tham gia bảo hiểm không hiểu rõ quy định trong hợp đồng bảo hiểm, đóng phí trễ hạn khiến cho hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực. Để được hỗ trợ pháp lý và theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm, các bạn có thể liên hệ luật sư tư vấn hợp đồng của Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn hỗ trợ.

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 658 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *