Phân biệt giữa DICA và IICA theo quy định mới nhất

Phân biệt giữa DICA và IICA đóng vai trò quan trọng cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai loại tài khoản này có những điểm khác biệt quan trọng về mặt quy định pháp luật và chức năng, đòi hỏi nhà đầu tư cần nắm rõ để lựa chọn và sử dụng phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa DICA và IICA theo quy định mới nhất.

Phân biệt giữa DICA và IICA

Phân biệt giữa DICA và IICA

Khi nào cần tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA)?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN thì nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau thì phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA):

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 tại Thông tư này. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:

(i) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp.

(ii) Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

(iii) Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.

  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP).

Khi nào cần tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (IICA)?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, các trường hợp thuộc giao dịch liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (IICA):

  • Góp vốn mua bán cổ phần/ mua cổ phiếu;
  • Mua bán trái phiếu/ giấy tờ có giá và các loại chứng khoán khác;
  • Ủy thác đầu tư;
  • Chuyển nhượng vốn góp trong các quỹ đầu tư chứng khoán;
  • Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của Pháp luật,…

Lưu ý:

  • Mỗi DNNN chỉ được phép mở một IICA tại một ngân hàng được phép.
  • Doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ báo cáo giao dịch trên IICA cho ngân hàng nơi mở tài khoản theo quy định.
  • Việc sử dụng IICA phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Quy định của pháp luật về DICA và IICA

Quy định pháp luật về DICA

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3, Thông tư 06/2019/TT-NHNN, thì DICA (hay Direct Investment Capital Account) là cách gọi tắt của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN.

Quy định pháp luật về IICA

IICA là viết tắt của Indirect Investment Capital Account, có nghĩa là Tài Khoản Vốn Đầu Tư Gián Tiếp.

Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định doanh nghiệp có DICA đóng DICA nếu không còn đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp có DICA. Các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này sẽ cần phải mở IICA.

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 05/2014/TT-NHNN thì IICA là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Phân biệt DICA và IICA theo quy định của pháp luật hiện hành

Phân biệt DICA và IICA theo quy định mới nhất hiện nay

Phân biệt DICA và IICA theo quy định mới nhất hiện nay

Căn cứ Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26/06/2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, có thể phân biệt DICA và IICA như sau:

 

Tiêu chí phân biệt DICA IICA
Đối tượng khách hàng

 

●      Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

●      Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC hoặc trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

●      Cá nhân nước ngoài.

●      Tổ chức nước ngoài không cư trú.

●      Tổ chức nước ngoài cư trú đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo pháp luật về chứng khoán.

●      Tổ chức kinh tế là công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng và các tổ chức kinh tế khác có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo pháp luật về chứng khoán.

Giao dịch được thực hiện trên tài khoản ●      Giao dịch liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

●      Giao dịch liên quan đến các khoản vay nước ngoài ngắn, trung, dài hạn trong trường hợp đồng tiền khoản vay giống với đồng tiền của tài khoản DICA đã mở

●      Giao dịch liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Số lượng tài khoản được mở ●      Mỗi khách hàng phải mở 01 (một) tài khoản DICA ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép. Tài khoản DICA Việt Nam Đồng chỉ được mở trong trường hợp thực hiện đầu tư bằng Việt Nam Đồng. ●      Mỗi khách hàng chỉ được mở 01 (một) tài khoản IICA tại một tổ chức tín dụng được phép.

Luật sư tư vấn mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam

Luật sư tư vấn  mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam

Luật sư tư vấn  mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam

Luật sư sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam:

  • Luật sư tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về cách thức lựa chọn mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp;
  • Tư vấn cho khách hàng ưu, nhược điểm của từng loại tài khoản vốn đầu tư.
  • Luật sư sẽ xem xét thông tin khách hàng cung cấp, sau đó hỗ trợ khách hàng mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam;
  • Giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ, và chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan để mở tài khoản vốn đầu tư.

Trên đây là những thông tin phân biệt giữa DICA và IICA theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về vấn đề liên quan đến việc mở tài khoản vốn đầu tư tại Việt Nam hoặc các vấn đề pháp lý liên quan khác, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 659 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *