Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hoà giải viên

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hoà giải viên là một trong những phương thức pháp lý giải quyết các mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo pháp luật lao động, thủ tục này bao gồm nhiều bước cụ thể, bắt đầu từ việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp cho đến khi lập biên bản hòa giải. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về tranh chấp lao động cá nhân cũng như các quy định cụ thể liên quan đến hòa giải viên và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hoà giải viên

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hoà giải viên

Khái niệm về Hòa giải viên lao động

Căn cứ theo quy định tại  Điều 184 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hòa giải viên lao động như sau:

  • Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
  • Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.

Tham khảo thêm về: Hòa giải viên lao động là gì?

Nguyên nhân thường gặp của tranh chấp lao động cá nhân

Nguyên nhân thường gặp của tranh chấp lao động cá nhân thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một số nguyên nhân chính có thể bao gồm:

  • Vi phạm các điều khoản trong hợp đồng lao động như tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, hoặc điều kiện làm việc không đảm bảo theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động bị sa thải trái pháp luật, bị phân biệt đối xử, hoặc không được đảm bảo các chế độ phúc lợi.
  • Sự thiếu rõ ràng hoặc không đồng nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật lao động cũng gây ra mâu thuẫn giữa hai bên. Những tranh chấp này thường phát sinh do người lao động cảm thấy quyền lợi của mình không được bảo vệ đúng mức, trong khi người sử dụng lao động lại có xu hướng đặt lợi ích kinh doanh lên trên quyền lợi cá nhân của nhân viên.

Hoà giải viên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo Khoản 1 Điều 184 Bộ luật Lao động 2019 thì hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Để có thể trở thành một hòa giải viên lao động thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định như sau:

Điều kiện làm hoà giải viên

Theo Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hòa giải viên phải đáp ứng đủ cả 3 tiêu chuẩn:

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
  • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Có thể nhận thấy rằng các tiêu chuẩn đối với hòa giải viên được đặt ra khá đơn giản, chỉ yêu cầu cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, sức khỏe và đạo đức tốt, cùng với bằng đại học và ít nhất 3 năm kinh nghiệm liên quan đến quan hệ lao động. Những yêu cầu này mặc dù ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản để hòa giải viên có thể thực hiện công việc một cách phù hợp và hiệu quả.

Quyền và nghĩa vụ của hoà giải viên

Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về một số quyền của hòa giải viên, cụ thể tại Khoản 1 Điều 96 có đề cập hòa giải viên được hưởng các chế độ sau:

  • Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ
  • Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định
  • Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định
  • Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức
  • Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định
  • Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, cơ quan cử hòa giải viên lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải viên lao động làm việc.

Mặc dù pháp luật lao động hiện nay không có quy định cụ thể về nghĩa vụ của hòa giải viên, tuy nhiên từ những quy định trong Bộ Luật Lao động 2019 cũng như trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì có thể nhận định:

  • Khi hòa giải viên được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử thực hiện nhiệm vụ thì hòa giải viên có nghĩa vụ thực hiện những công việc như hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề hoặc hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Ngoài ra hòa giải viên lao động chuyên trách còn có nhiệm vụ giúp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý công tác hòa giải lao động trên địa bàn.
  • Hòa giải viên có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Hòa giải viên phải tuân thủ nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tại Điều 180 Bộ Luật Lao động 2019

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Khi xảy ra tranh chấp lao động cá nhân, để tiết kiệm công sức cũng như thời gian cho các bên thì khi bắt đầu tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên, các bên cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ cũng như nắm rõ trình tự, thủ tục các bước khi tiến hành hòa giải

Hồ sơ

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân);
  • Hợp đồng lao động;
  • Giấy tờ, tài liệu khác có liên quan phục vụ việc giải quyết tranh chấp như các văn bản, quyết định, email trao đổi…

Tham khảo thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu

Theo Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp sẽ gửi đơn cùng những giấy tờ cần thiết kèm theo đến cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc gửi trực tiếp hòa giải viên lao động. Sau đó cơ quan tiếp nhận yêu cầu sẽ phân loại và  ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định trong thời hạn:

  • 24 giờ kể từ khi hòa giải viên tiếp nhận đơn nếu gửi cho hòa giải viên lao động
  • 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu nếu gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.

Bước 2: Tiến hành hòa giải

Theo Khoản 2, 3 Điều 188 Bộ Luật Lao động 2019, phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp (các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải) và hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Việc hòa giải kết thúc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận yêu cầu hoặc hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Lập biên bản hòa giải

Theo Khoản 4, 5, 6 Điều 188 Bộ Luật Lao động 2019 thì:

  • Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Nếu một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Tham khảo thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động qua hòa giải viên

Mặc dù việc giải quyết tranh chấp lao động qua hòa giải viên là một thủ tục đơn giản, thế nhưng cũng có một số vấn đề mà các bên cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động qua hình thức này, cụ thể như sau:

Theo Khoản 1 Điều 188 Bộ Luật Lao động thì tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
  • Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan tiếp nhận yêu cầu mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải
  • Hòa giải không thành
  • Một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên

Để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động thì thủ tục hòa giải là một phương thức tối ưu. Với đội ngũ luật sư am hiểu về pháp luật lao động, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng từng trình tự cụ thể, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến tham gia phiên họp hòa giải. Các vấn đề khác liên quan đến việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên như: biên bản hòa giải, các thủ tục khác sau khi hòa giải không thành,… cũng sẽ được chúng tôi giải đáp kỹ lưỡng. Chúng tôi còn có thể cung cấp những dịch vụ như sau:

  • Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ trong tranh chấp lao động
  • Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp qua hòa giải viên
  • Tư vấn soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • Hỗ trợ tham gia các phiên họp hòa giải
  • Tư vấn về các quy định pháp luật lao động hiện hành

Để được tư vấn chi tiết về quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua hòa giải viên, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 0386579303. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ luật sư lao động tư vấn giải đáp, đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành đúng trình tự theo quy định của Luật lao động hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan đến biên bản hòa giải hay cần sự so sánh giữa các phương án giải quyết để lựa chọn phương án tối ưu nhất, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ.

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 659 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *