Thay đổi họ trong khai sinh của con

Vừa qua có một số bạn có hỏi mình về việc thay đổi họ trong khai sinh của con. Cụ thể, có bạn nữ đang làm thủ tục ly hôn với chồng nói rằng từ khi chị mang thai đứa thứ 2 thì chồng không còn chăm lo cho vợ con. Do đó chị không muốn để con theo họ của chồng. Một bạn nữ khác đang làm thủ tục ly hôn thuận tình với chồng, thỏa thuận chị được quyền nuôi con, nói rằng nếu sau này chồng không thực hiện việc chu cấp cho con thì chị có được quyền thay đổi cho con từ họ của chồng sang họ của mẹ được hay không? Chồng cũ còn được quyền thăm con hay không?

Thay đổi họ trong khai sinh của con

Về vấn đề này đối chiếu với quy định pháp luật Luật sư Công ty Luật Kiến Việt trả lời như sau:

Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 27 có quy định về quyền thay đổi họ như sau:

”1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.”

Đồng thời Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định phạm vi thay đổi Hộ tịch: “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”

Như vậy việc thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc từ họ mẹ sang họ cha trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau ly hôn là có thể thực hiện được. Tuy nhiên Điều 7 của NĐ 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch lại có quy định như sau: “1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Như vậy, việc thay đổi họ cho con dưới 18 tuổi từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại cần có sự đồng ý của cả cha, mẹ của người con, cho dù là vợ chồng đã ly hôn. Nếu đứa con đã đủ 9 tuổi thì còn cần sự đồng ý của người con. Do đó nếu chỉ một bên vợ, chồng thì không thể tự quyết định. Bởi lẽ nhà làm luật xác định cho dù vợ chồng ly hôn hay chưa ly hôn, ai trực tiếp nuôi dưỡng thì cả hai vẫn là cha mẹ của con (huyết thống).

Trên thực tế quy định này gây ra nhiều cấp cập và khó khăn cho người muốn thay đổi họ cho con. Thường là do người chồng, vợ cũ không đồng ý hoặc đã không còn liên lạc. Tuy vậy, để giải quyết trường hợp trên thực tế, cần xem xét hoàn cảnh, thông tin, hồ sơ cụ thể trên thực tế. Do đó mọi người nên liên hệ và cung cấp thông tin về trường hợp của mình.

 

Bản quyền bài viết thuộc về Luật Kiến Việt.

Mọi nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ, xin vui lòng liên hệ:

– Công ty Luật TNHH Kiến Việt

– Website: luatkienviet.com

– Phone: 0386579303

– Email: contact@luatkienviet.com

– Fb: https://www.facebook.com/luatkienviet

Scores: 4 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *