Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi mẹ không nuôi con

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi mẹ không nuôi con là thực tiễn đã diễn ra và đã có án lệ cho trường hợp này. Khi cha mẹ ly hôn, pháp luật Việt Nam ưu tiên giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, cha vẫn có thể giành được quyền nuôi con trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng con. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin về các quy định, thủ tục và thực tiễn giải quyết nhằm xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi mẹ không nuôi con

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi mẹ không nuôi con

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn

  • Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ và chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền đối với con của mỗi bên sau khi ly hôn, trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con.
  • Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Quy định này là rất cần thiết vì trẻ nhỏ trong giai đoạn này còn rất non nớt, cần có sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ người mẹ, mục đích của điều này nhằm đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Thông thường, việc đánh giá điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thường dựa vào những yếu tố sau: nơi cư trú hiện tại của người mẹ (có phải là nhà riêng, nhờ nhà người thân, hay nhà trọ, nhà thuê); tính ổn định của công việc hiện tại của người mẹ và thu nhập hàng tháng, cộng với khả năng có đủ thời gian để chăm sóc con ngoài giờ làm việc của mẹ; có bị ngược đãi, bạo hành con cái hay không; và các điều kiện khác mà Tòa án có thể xem xét và đánh giá nếu cần thiết.

Trường hợp bố được nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi khi vợ, chồng ly hôn. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Toà án có quyền giao con cho người cha trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu như người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy để bố có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cần chứng minh được rằng:

  • Mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng: Có bằng chứng về việc mẹ không có khả năng chăm sóc tốt cho con (ví dụ: thiếu khả năng tài chính, nghiện ngập, hoặc không có chỗ ở ổn định).
  • Cha có điều kiện tốt hơn: Người cha phải chứng minh rằng mình có điều kiện tốt hơn để nuôi con, bao gồm cả về tài chính, chỗ ở, và khả năng chăm sóc giáo dục.

Để có thể xác minh rằng mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng con và cha có đủ điều kiện để nuôi con, cha cần thu thập các bằng chứng phù hợp như giấy tờ khám sức khỏe của mẹ và của chính mình, xác nhận thu nhập, giấy tờ liên quan đến điều kiện nhà ở và các vật liệu nuôi dưỡng khác. Ngoài ra, người cha cũng có thể cần thu thập các tài liệu bổ sung như hồ sơ giáo dục của con, chứng minh hoàn cảnh gia đình, thông tin về các mối quan hệ và môi trường sống của mẹ và con. Điều này giúp tăng tính khách quan và đầy đủ trong quá trình đánh giá của Tòa án về khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng của mỗi bên.

Thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi

  • Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con;
  • Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • Bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  • Giấy khai sinh của con;
  • Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (chứng minh thu nhập, vật chất, tinh thần tốt cho con,…)

Thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chồng gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, hồ sơ đính kèm đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người vợ (Toà án nhân dân cấp tỉnh nếu là trường hợp có yếu tố nước ngoài).

Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn

  • Sau khi nhận hồ sơ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công một thẩm phán xem xét đơn và các giấy tờ liên quan.
  • Trường hợp cần bổ sung thì thông báo để chồng bổ sung giấy tờ, thông tin cần thiết trong thời hạn 07 ngày làm việc.
  • Sau khi hoàn thiện hồ sơ và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Toà án thụ lý

Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.

Bước 4: Phiên tòa xét xử

  • Sau khi ra quyết định đưa vụ án tranh chấp người trực tiếp nuôi con ra xét xử, Tòa án sẽ mở phiên tòa.
  • Tại phiên tòa, các đương sự có quyền trình bày ý kiến, tranh luận và đưa ra các bằng chứng liên quan đến vụ án.
  • Sau khi phiên tòa xét xử kết thúc, Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận người trực tiếp nuôi con.

Thực tiễn việc cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Mặc dù Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn, tuy nhiên, việc áp dụng quy định này tại các Tòa án hiện nay vẫn có sự khác biệt. Bởi vì pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng và hướng dẫn cụ thể về “người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,” nên quyết định của Tòa án trong các trường hợp này chưa có căn cứ pháp lý vững chắc, gây ra sự khác nhau trong giải quyết. Do đó, cẩn xem xét quy định, hướng dẫn, giải thích rõ thế nào là “trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi”.

Trường hợp người mẹ tự ý bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con không hẳn là trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên Án lệ số 54/20202/AL đã tháo gỡ được vướng mắc của các Toà án:

  • Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/HNGĐ-GĐT ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án hôn nhân gia đình “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là chị Phạm Thị Kiều K với bị đơn là anh Nguyễn Hữu P.
  • Nội dung án lệ: Về việc nuôi con chung: Quá trình giải quyết vụ án chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P đều có nguyện vọng xin được nuôi cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016. Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Trong vụ án này, chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng, chị Phạm Thị Kiều K tự ý về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, bỏ lại cháu T mới được 04 tháng tuổi cho anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng. Tại các Biên bản xác minh cùng ngày 23/01/2018 (bút lục số 19, 20, 24), Ban tự quản thôn và Chi hội phụ nữ thôn H, xã E, huyện K xác nhận: “Anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Nguyễn Đắc T rất tốt. Anh P có việc làm tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ N, thu nhập ổn định, hoàn toàn đủ điều kiện để nuôi cháu T”. Mặc dù, khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho mẹ trực tiếp nuôi…”, nhưng chị K đã không nuôi cháu T từ khi cháu được 04 tháng tuổi. Hiện tại, cháu T đã quen với điều kiện, môi trường sống và được anh P nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo trong điều kiện tốt nhất; nếu giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng sẽ gây sự xáo trộn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu.
  • Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét một cách toàn diện, tiếp tục giao cháu T cho anh P trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng là không phù hợp, chưa xem xét đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của cháu T.

Luật sư tư vấn khởi kiện giành quyền nuôi con

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Việc xác định người nuôi dưỡng con sau ly hôn cần dựa trên nhiều yếu tố, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực pháp luật, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn giải pháp tốt nhất để giành quyền nuôi con như sau:

  • Tư vấn giúp bạn hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nuôi con, bao gồm: điều kiện để được giao quyền nuôi con, quy trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con,…;
  • Hướng dẫn cách thu thập các bằng chứng cần thiết để chứng minh cho tòa án về khả năng nuôi dưỡng con của bạn;
  • Soạn thảo hồ sơ và đơn ly hôn đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi được bảo vệ tốt nhất;
  • Thay mặt bạn tham gia hòa giải tại tòa án để giúp bạn và người vợ/chồng cũ tự nguyện thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con;
  • Nếu hòa giải không thành, luật sư sẽ đại diện bạn tham gia xét xử tại tòa án và bảo vệ quyền lợi của bạn một cách hiệu quả nhất.

Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi là một giải pháp pháp lý có thể áp dụng trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng con. Do đó, người cha cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình. Việc giải quyết vấn đề này nên có sự tham khảo ý kiến từ các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình dày dặn kinh nghiệm của Luật Kiến Việt, nếu có như cầu hãy liên hệ qua hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể hơn.

Scores: 4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 654 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *