Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao?

Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao là một vấn đề nhức nhối và ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Theo thống kê của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ Em Việt Nam, có tới 30% trẻ em sau ly hôn không được cha chu cấp đầy đủ. Hãy theo dõi bài viết này để nắm rõ quy định về cấp dưỡng, trình tự, thủ tục khởi kiện nếu chồng không chu cấp cho con sau ly hôn.

Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao

Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao

Ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định sau ly hôn người không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp:

  • Con chưa thành niên;
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vậy, không phải mọi trường hợp cha mẹ ly hôn, người không sống chung với con đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà chỉ khi con chung thuộc một trong hai trường hợp nêu trên.

Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao?

Theo quy định thì việc cấp dưỡng cho con thuộc một trong hai trường hợp đã phân tích trên là nghĩa vụ của người không sống cùng con. Vì vậy, người chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn thì người vợ có thể khởi kiện đến Tòa án để đòi người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bên cạnh đó căn cứ vào quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Căn cứ theo quy định trên, nếu như chồng bạn vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định.

Trong trường hợp đã có quyết định, bản án của tòa án tuyên về nghĩa vụ mà người chồng phải thực hiện mà chồng không cấp dưỡng cho con, nếu hai bên không thỏa thuận được thì người vợ có thể tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành án cấp dưỡng.

Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con sau  ly hôn

Hồ sơ khởi kiện

Sau khi ly hôn xong mới phát sinh việc cấp dưỡng nên hồ sơ trong trường hợp vợ muốn khởi kiện chồng để đòi cấp dưỡng gồm:

  • Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng.
  • Bản sao có chứng thực CCCD, CMND của cha/mẹ.
  • Quyết định/Bản án ly hôn.
  • Chứng cứ chứng minh điều kiện của cha/mẹ.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con.

Thủ tục thực hiện

Căn cứ Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 53, Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP thì thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con khi ly hôn như sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc đòi tiền cấp dưỡng tại Tòa án có thẩm quyền
  2. Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn
  3. Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và thụ lý vụ án
  4. Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự
  5. Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, người yêu cầu có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Thủ tục yêu cầu thi hành án nếu chồng cố tình không cấp dưỡng cho con

Thủ tục yêu cầu thi hành án nếu chồng cố tình không cấp dưỡng cho con

Thủ tục yêu cầu thi hành án nếu chồng cố tình không cấp dưỡng cho con

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cần có:

  • Đơn yêu cầu thi hành án hoặc nếu nội dung yêu cầu trình bày bằng lời nói thì sẽ được lập biên bản, có chữ ký của người lập. Biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
  • Bản án, quyết định hoặc tài liệu khác có liên quan.
  • Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu và người được thi hành án, người thi hành án (nếu có) gồm Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao).

Hình thức nộp: Trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc ủy quyền cho người khác hoặc gửi qua bưu điện.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Xác định thời hiệu yêu cầu cấp dưỡng

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự, kể từ ngày quyết định, bản án có hiệu lực, người đòi cấp dưỡng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định trả tiền cấp dưỡng:

  • Nếu trong bản án, quyết định có nêu rõ thời hạn cấp dưỡng thì 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ cấp dưỡng đến hạn.
  • Nếu bản án, quyết định quy định cấp dưỡng theo định kỳ như theo tháng, quý hoặc năm… thì thời hiệu 05 năm được tính cho từng kỳ kể từ ngày đến hạn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ như mục trên và nộp để để yêu cầu thi hành bản án về tiền cấp dưỡng.

Bước 3: Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo. Đồng thời, sẽ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời gian 05 ngày làm việc:

  • Trường hợp từ chối: Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành nội dung không liên quan đến bản án, quyết định hoặc không phát sinh quyền, nghĩa vụ của người phải cấp dưỡng trong bản án, quyết định; Cơ quan thi hành án không có thẩm quyền; Hết thời hiệu.
  • Trường hợp đúng thẩm quyền: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con

Luật sư tư vấn thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con

Luật sư tư vấn thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con

Để đảm bảo quyền lợi của bản thân và con, bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư có chuyên môn về lĩnh vực hôn nhân gia đình để được tư vấn chi tiết và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Với kinh nghiệm của mình luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng:

  • Xác định mức cấp dưỡng dựa trên các yếu tố như: Nhu cầu thiết yếu của con, Khả năng tài chính của cha mẹ, Số lượng con cần cấp dưỡng, điều kiện sống của con,…
  • Thỏa thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng: về mức cấp dưỡng và thời gian, cách thức thanh toán. Việc thỏa thuận có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc khởi kiện.
  • Khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con: Nếu không thể thỏa thuận được với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục khởi kiện tại tòa án.
  • Tham gia vào quá trình thi hành án để đảm bảo bản án được thực thi trên thực tế.

Với đội ngũ luật sư hôn nhân gia đình giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con  một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu đòi tiền cấp dưỡng cho con hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 664 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *