Tư vấn chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên

Trên thực tế, vì nhiều lý do như điều kiện kinh tế, gia đình hoặc theo thỏa thuận với cha mẹ đẻ mà sau khi nhận nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về thẩm quyền, thủ tục cũng như hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa thành niên 

Việc chấm dứt nuôi con nuôi phải dựa vào căn cứ pháp lý nhất định. Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có thể rút ra được các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con chưa thành niên như sau:

  • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
  • Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ có căn cứ chấm dứt nhận nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên.

Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt việc con nuôi chưa thành niên

Pháp luật quy định về thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên như sau:

  • Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi.
  • Điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với việc chấm dứt nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên.
  • Điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

  • Đồng thời, tại Điều 10 Luật Nuôi con nuôi có quy định về thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: “Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc con nuôi đang cư trú hoặc làm việc có thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa thành niên.

Tòa án ra quyết định chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Tòa án ra quyết định chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa thành niên

Để chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên cần  thực hiện trình tự thủ tục sau đây:

  • Bước 1: Gửi hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú hoặc làm việc. Hồ sơ gồm đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, giấy chứng nhận nuôi con nuôi, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, …
  • Bước 2: Tòa án có thẩm quyền nhận đơn, xử lý yêu cầu và thụ lý, người yêu cầu nộp lệ phí theo quy định và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
  • Bước 3: Tòa án mở phiên họp giải quyết. Nếu có căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Thực tiễn chấm dứt việc nuôi con nuôi khi chưa thành niên

Trong thực tiễn, Tòa án đã có những phán quyết đối với việc chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên. Trong đó, nổi bật là án lệ số 61/2023 được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. Nội dung án lệ cụ thể như sau: Cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thống nhất giao lại con nuôi chưa thành niên cho cha mẹ đẻ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng. Con nuôi có nguyện vọng được về sống với cha đẻ, mẹ đẻ. Cha mẹ nuôi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Do đó Tòa án đã chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi và giao cho cha mẹ để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Hậu quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa thành niên

Theo Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010, hậu quả pháp lý sau khi có quyết định của Tòa án về việc chấm dứt nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên được pháp luật quy định như sau:

  • Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
  • Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định được khôi phục.
  • Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Luật sư tư vấn chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên

Luật sư tư vấn chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Luật sư tư vấn chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên

Việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt nếu người nhận nuôi và người được nhận nuôi có những điều kiện hợp lệ theo quy định của pháp luật, đồng thời chấm dứt việc nuôi con nuôi khi chưa thành niên cần đảm bảo đúng luật. Vì vậy, khi tiến hành việc chấm dứt nuôi con nuôi cần có sự hỗ trợ từ luật sư có chuyên môn. Công ty Luật Kiến Việt xin giới thiệu những dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm giải đáp những vướng mắc cũng như hỗ trợ quý khách hàng những hoạt động cần thiết cho việc chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên:

  • Cập nhật các quy định của pháp luật về chấm dứt nuôi con nuôi chưa thành niên;
  • Đánh giá các vấn đề, đưa ra các giải pháp tối ưu cho bạn;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi;
  • Hỗ trợ bạn làm các thủ tục với cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn các giải pháp pháp lý theo yêu cầu của bạn

Trên đây là những nội dung Luật Kiến Việt tư vấn về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi chưa thành niên cụ thể như các trường hợp có thể chấm dứt, thủ tục chấm dứt, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết cũng như thực tiễn thực hiện.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ chấm dứt nuôi con nuôi vui lòng liên hệ hotline 0386579303 để được giải đáp chi tiết.

Scores: 4.21 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 626 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *