Thủ tục thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn là quy trình yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện đối với con cái. Việc đảm bảo con cái được thụ hưởng đầy đủ quyền lợi, bao gồm cả nghĩa vụ cấp dưỡng là trách nhiệm của cả cha và mẹ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn về hồ sơ, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan khác
Thủ tục thi hành án cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Quy định của pháp luật về cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Trước tiên, chúng ta phải hiểu việc cấp dưỡng cho con là việc cha, mẹ có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con khi con không còn sống chung với mình.
- Căn cứ theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay thì sau khi ly hôn cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Vợ, chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu con trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn được ở với ai và người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Một lưu ý là cha, mẹ dù đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vẫn phải được thực hiện.
Xem thêm: Chồng không chịu chu cấp cho con sau ly hôn phải làm sao?
Mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn là bao nhiêu?
Nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn luôn băn khoăn mức cấp dưỡng cho con cái bao nhiêu mới phù hợp, tuy nhiên theo quy định hiện hành mức cấp dưỡng được xác định dựa trên:
- Sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên mức cấp dưỡng phải dựa vào hai yếu tố chính đó là việc cấp dưỡng phải đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của con và phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng
- Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định sẽ không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Tiền cấp dưỡng cho con sẽ là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con.
- Mức cấp dưỡng có thể được thay đổi, do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu không thể tự thỏa thuận được.
Khi nào được thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn?
Trước hết để có thể thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn thì vợ, chồng phải có đơn yêu cầu ly hôn hoặc gửi đơn khởi kiện về việc ly hôn trong đó có yêu cầu về việc cấp dưỡng cho con cái đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ tiến hành quá trình thực hiện các thủ tục để ra bản án, quyết định ly hôn.
Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì sau khi Tòa án ra quyết định, bản án cấp sơ thẩm về ly hôn trong đó có quyết định về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì bản án, quyết định đó được thi hành ngay, cho dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Tức là việc thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn sẽ được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định, bản án ly hôn mà trong đó có quyết định về cấp dưỡng.
Thủ tục thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Thủ tục thi hành án cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Để đảm bảo quyền lợi được cấp dưỡng của con cái khi cha mẹ ly hôn, việc thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là một quy trình pháp lý quan trọng và yêu cầu sự chính xác cao. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tuân thủ đúng trình tự thủ tục sẽ giúp quá trình thi hành án diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Sau đây là một số hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự thủ tục thi hành án cấp dưỡng cho con khi ly hôn.
Hồ sơ:
- Đơn yêu cầu thi hành án (trừ trường hợp người có yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự)
- Bản án, quyết định hoặc tài liệu khác có liên quan.
- Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu, người được thi hành án và người thi hành án (nếu có) như căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân (bản sao).
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ cho Tòa án
- Người có yêu cầu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc yêu cầu thi hành án bằng cách trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự, sau đó cơ quan sẽ lập biên bản có các nội dung tương tự như đơn yêu cầu thi hành án và biên bản này phải có chữ ký của người lập biên bản.
- Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp hồ sơ hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định thi hành án
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung của đơn yêu cầu cũng như các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
- Nếu hồ sơ, thẩm quyền hợp lệ và vẫn còn thời hạn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án thì cơ quan sẽ ra quyết định thi hành án. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án hoặc đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan sẽ thông báo về việc từ chối yêu cầu thi hành án bằng văn bản cho người yêu cầu.
Bước 3: Thông báo thi hành án
Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. Thông báo thi hành án có thể được thông báo trực tiếp hay qua cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện đại chúng
Cha/mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn phải chịu những chế tài gì?
Vì việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn là nghĩa vụ của cha, mẹ, thế nên trong trường hợp cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tất nhiên sẽ phải chịu những chế tài tương ứng, cụ thể như sau:
- Cha, mẹ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Thậm chí theo pháp luật hình sự, cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có thể bị phạt cảnh cáo, phải cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm hay việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con lầm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
Luật sư tư vấn thủ tục thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Luật sư tư vấn thi hành án cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Trong quá trình ly hôn, vấn đề cấp dưỡng cho con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha, mẹ. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và cuộc sống ổn định cho con khi ly hôn, việc thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là điều cần thiết và không thể thiếu. Đó là lý do tại sao dịch vụ tư vấn về thủ tục thi hành án nghĩa vụ cấp dưỡng của các luật sư chúng tôi ra đời, mang đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho quý khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ:
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn
- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục pháp lý cần được thực hiện để được thi hành án thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho khách hàng
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thi hành án, theo dõi quá trình thực hiện.
Tham khảo thêm: Tư vấn yêu cầu thi hành án giành quyền nuôi con khi ly hôn
Nếu quý khách hàng đang cần sự hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục thi hành án nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công ty Luật Kiến Việt qua số Hotline: 0386579303 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tận tâm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ quý khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.