Bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội có cần đăng ký không?

Thương mại điện tử (TMĐT) là gì?

Thương mại điện tử ở Việt Nam có các khái niệm như sau: Theo luật giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 quy định tại khoản 6 Điều 4: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”. Và theo khoản 1 Điều 3 nghị định 52/2013/NĐ-CP: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hàng một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng: TMĐT là việc sử dụng thông điệp dữ liệu (TĐDL) để thực hiện các hoạt động thương mại, trong đó TĐDL là những thông tin được tạo ra, gởi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Hoạt động bán hàng thông qua thương mại điện tử là gì?

Hoạt động bán hàng thông qua TMĐT: là hoạt động thương mại được tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình bằng phương tiện điện tử thông qua Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Khi đó, người mua và người bán không cần trao đổi, mua bán, thanh toán trực tiếp mà mọi hoạt động đều được thực hiện trực tuyến trên không gian mạng.

Các hình thức bán hàng thông qua thương mại điện tử

  • Bán hàng thông qua website TMĐT bán hàng, website cung cấp dịch vụ TMĐT

 Theo khoản 1 Điều 25 nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP : “Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.” Hiểu đơn giản: Website thương mại điện tử đó là buôn bán, giao dịch thông qua website, trang web này hoạt động bằng mạng internet, bao gồm cả những website không có chức năng đặt hàng và mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khách hàng muốn mua hàng phải gọi điện hoặc để lại thông tin. Một số website TMĐT bán hàng phổ biến ở Việt Nam: FPT.com, VIDV.com, bachhoaxanh.com,…

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP: Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.”

+ Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 nghị định 52/2013/NĐ-CP : “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT theo quy định tại khoản 2 Điều 35 nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 nghị định 85/2021/NĐ-CP như sau:

“a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ

b) Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ

c) Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ

d) Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c, khoản này và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.”.

Chủ thể bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT không phải là chủ sở hữu mà là chủ thể được chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT cho phép thực hiện hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 35 nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 nghị định 85/2021/NĐ-CP. Như vậy, bên cạnh hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua website như trước đây, thương nhân, tổ chức còn được thực hiện hoạt động thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như: Facebook, zalo, instagram… Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định đối với mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c, tại khoản 2 Điều 35 nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 nghị định 85/2021/NĐ-CP còn các hoạt động thương mại khác ví dụ như: mua bán hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo,… tự tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thì chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Chủ thể bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT khi tham gia bán hàng không cần phải thực hiện việc đăng ký nhưng phải thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Bán hàng thông qua ứng dụng bán hàng (app bán hàng)

 Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BCT “Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.” Hiểu một cách đơn giản, ứng dụng bán hàng (app bán hàng) là app mà bạn tạo ra để giới thiệu, buôn bán, giao dịch hàng hóa/dịch vụ của chính bạn. App bán hàng có thể có chức năng đặt hàng, mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến hoặc không (khách hàng muốn mua hàng phải gọi điện hoặc để lại thông tin).

Phân biệt giữa App bán hàng và App sàn giao dịch thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, … App bán hàng khác với App sàn giao dịch thương mại điện tử ở chỗ: App bán hàng chỉ phục vụ cho hoạt động của chính công ty, cá nhân sở hữu App, còn App sàn giao dịch thương mại điện tử là để cho các đơn vị, cá nhân khác bán hàng trên App. Khi thực hiện việc bán hàng thông qua App theo định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BCT, người sở hữu app bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương.

 Ví dụ một số app bán hàng như: Bách hóa xanh, Điện máy xanh, Nhà thuốc An Khang,…

  • Bán hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…)

Mạng xã hội, cơ bản là một hệ sinh thái ảo liên kết những người dùng có các điểm chung nào đó lại với nhau. Nơi người ta có thể quan tâm, theo dõi một ai đó, sự kiện hoặc tổ chức nào đó ..v/v. Một vài ví dụ phổ biến cho mạng xã hội như: Facebook.com-mạng xã hội lớn nhất thế giới. Twitter, Instagram hay ở Việt Nam là Zing Me. Sức mạnh của mạng xã hội trong lĩnh vực kinh doanh và marketing online là vô cùng lớn. Nếu nắm bắt được xu hướng và trào lưu của mạng xã hội, hay thậm chí tạo ra nó thì sẽ không phải tốn một xu nào cho quảng bá truyền thông, hay những banner quảng cáo đắt đỏ cả. Và đương nhiên, hiệu quả của nó đem lại thiết thực gấp nhiều lần so với những hình thức marketing cổ điển đó. Tuy nhiên, việc bán hàng trên mạng xã hội càng phát triển thì lại kéo theo nhiều điểm tiêu cực chẳng hạn như:

  • Bán hàng hóa là hàng giả mạo gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, mất lòng tin khách hàng khi mua hàng trực tuyến, hay tạo ra tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,…
  • Gian hàng trá hình nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Một số nhà bán hàng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế,…

Hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ quy định đối với mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c, tại khoản 2 Điều 35 nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 nghị định 85/2021/NĐ-CP thì được xem như sàn giao dịch thương mại điện tử, còn các hoạt động thương mại khác ví dụ như: mua bán hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo,… tự tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thì chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.

Các hình thức bán hàng thông qua thương mại điện tử

Các hình thức bán hàng thông qua thương mại điện tử

Quy định trình tự, thủ tục khi bán hàng thông qua thương mại điện tử

Khi tham gia bán hàng thông qua thương mại điện tử cần thực hiện trình tự, thủ tục thông báo, đăng ký theo quy pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. 

“1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này.

2. Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

3. Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử vừa là website thương mại điện tử bán hàng vừa là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Chương II Thông tư này”.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều này đã được thay đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BCT như sau: “Thương nhân, tổ chức sở hữu website thương mại điện tử có cả chức năng bán hàng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Chương II Thông tư này.”

Đối với bán hàng trên ứng dụng di động cần thực hiện trình tự, thủ tục theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BCT như sau:

1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

2. Với một ứng dụng di động, thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.

Hoạt động bán hàng thông qua mạng xã hội có cần đăng ký?

Từ các hình thức, quy định bán hàng thông qua thương mại điện tử được phân tích như trên thì khi tham gia bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội chỉ thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký khi mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động được quy định tại điểm a, b, c, khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP; ngoài quy định trên thì các hoạt động thương mại khác không cần thực hiện bất cứ trình tự, thủ tục thông báo, đăng ký nào cả. Đây cũng chính là bất cập còn hạn chế trong thực tiễn chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể, đầy đủ.

Tư vấn pháp luật về bán hàng qua mạng

Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề Bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội có cần đăng ký? Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về ly hôn:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *