Các giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận nhằm đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của tất cả các cổ đông. Điều này không chỉ giúp phân biệt rõ ràng giữa các lợi ích liên quan mà còn tăng cường niềm tin của nhà đầu tư. Cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm được các quy định về giao dịch cần phải được thông qua cũng như thẩm quyền thông qua giao dịch trong công ty cổ phần.
Các giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần
Thẩm quyền chấp thuận các giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông như sau:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
- Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông, bao gồm việc định hướng phát triển, quyết định cơ cấu cổ phần, bầu cử và miễn nhiệm các thành viên quản lý, cũng như phê duyệt các báo cáo tài chính và quy chế quản trị. Những quy định này bảo vệ quyền lợi cổ đông và hỗ trợ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Những quy định cổ đông công ty cổ phần cần biết
Hội đồng quản trị
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị như sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Những giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần
Các giao dịch trong công ty cổ phần cần được thông qua
Theo quy định tại khoản 1 điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan được liệt kê dưới đây:
- Giao dịch giữa công ty với cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
- Giao dịch giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
- Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.
Trong đó, người có liên quan được quy định tại khoản 23, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
Tham khảo thêm: Những giao dịch nào phải được hội đồng quản trị phê duyệt?
Giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản công ty
Theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất chỉ được thực hiện nếu được Hội đồng quản trị chấp thuận.
Việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trên được thực hiện như sau:
- Trước khi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch thì người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo cho các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thì Hội đồng quản trị quyết định về việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch.
- Thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
Luật Doanh nghiệp chỉ quy định chung rằng trong công ty cổ phần nếu đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì Đại hội đồng cổ đông sẽ có quyền quyết định.
Tuy nhiên Luật cũng quy định Hội đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020.
Do đó, trong trường hợp Điều lệ công ty cổ phần không có quy định cụ thể hơn về nội dung này thì Hội đồng quản trị có thể quyết định, thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Giao dịch còn lại giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản công ty trở lên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản công ty trở lên ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất chỉ được thực hiện nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trên được thực hiện như sau:
- Trước khi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch thì người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch căn cứ theo khoản 4, Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của hợp đồng, giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản tuân theo quy định tại Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020.
Căn cứ vào Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi:
- Nếu tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đồng thì được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành
- Nếu Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thì được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.
Lưu ý khi thông qua các giao dịch trong công ty cổ phần
Ở Việt Nam không ít doanh nghiệp cổ phần, cổ đông đặt dấu hỏi về các giao dịch khi họ phát hiện dấu hiệu đáng ngờ. Dưới đây là một số lưu ý khi thông qua giao dịch trong công ty cổ phần:
- Cổ đông, thành viên hội đồng quản trị có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
- Trường hợp hợp đồng, giao dịch chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận và gây thiệt hại cho công ty thì bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án. Người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó theo quy định tại khoản 5, Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty cổ phần phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các giao dịch tương ứng của họ với công ty và thông báo Danh sách này cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 164 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty; trường hợp cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên tại các chi nhánh của công ty.
- Cổ đông, đại diện theo ủy quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có quyền xem xét, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung.
Những quy định về lợi ích liên quan và quyền biểu quyết của cổ đông trong công ty cổ phần nhằm mục đích duy trì niềm tin của các cổ đông và nhà đầu tư. Việc tuân thủ chặt chẽ các quy định này giúp ngăn ngừa xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.
Dịch vụ tư vấn các giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần
Luật sư tư vấn các giao dịch phải được thông qua trong công ty cổ phần
Mỗi quyết định và giao dịch của công ty không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn đến uy tín và sự bền vững lâu dài. Để đảm bảo mỗi bước đi của doanh nghiệp đều tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ tối đa quyền lợi của cổ đông, việc có một đội ngũ chuyên gia pháp lý đồng hành là vô cùng cần thiết:
- Đảm bảo mọi giao dịch lớn của công ty được thực hiện đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
- Soạn thảo, đánh giá và kiểm tra các hợp đồng giao dịch để đảm bảo tính pháp lý và minh bạch.
- Thực hiện thẩm định và đánh giá giá trị giao dịch một cách kỹ lưỡng, xác định tư cách người có liên quan để tránh xung đột lợi ích.
- Tư vấn họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị để thông qua các giao dịch quan trọng, giao dịch với người có liên quan.
- Xử lý và giải quyết các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan trong giao dịch.
Tham khảo thêm: Thủ tục thông qua giao dịch với người có liên quan của công ty cổ phần
Với sự đồng hành Luật sư doanh nghiệp của Công ty Luật Kiến Việt, bạn có thể tự tin rằng mọi giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan của công ty sẽ được thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và tránh trường hợp bị vô hiệu. Liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt ngay hôm nay qua số hotline 0386579303 để nhận được sự hỗ trợ pháp lý tốt nhất.