Chồng để lại toàn bộ tài sản cho con riêng, vợ có quyền đòi lại không là vấn đề pháp lý được đặt ra khi người chồng qua đời và lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con riêng. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về những quyền lợi mà pháp luật bảo vệ cho người vợ trong trường hợp này, cũng như hồ sơ, thủ tục để người vợ thực hiện quyền hưởng di sản.
Chồng để lại toàn bộ tài sản cho con riêng, vợ có quyền đòi lại không
Thừa kế theo nội dung di chúc
Di chúc được pháp luật định nghĩa tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 “là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”; do di chúc thể hiện ý chí định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình sau khi qua đời nên được xem là hình thức được ưu tiên nhất trong thừa kế.
Tuy nhiên, để bảo vệ cho các chủ thể yếu thế, mất khả năng lao động, Bộ luật Dân sự 2015 quy định ngoài việc chia thừa kế theo di chúc, di sản còn được phân thành các suất thừa kế “bắt buộc” dành cho những người yếu thế, mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
Vợ có quyền đòi lại di sản thừa kế khi chồng để lại toàn bộ di sản cho con riêng không
Do chồng để lại toàn bộ di sản của mình cho con riêng thông qua di chúc nên pháp luật tôn trọng ý chí, di nguyện của người đã khuất trên cơ sở tại Điều 626 Bộ luật Dân sự:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Do đó, người vợ không thể đòi lại di sản nếu di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, người vợ thuộc trường hợp “người yếu thế” mà pháp luật bảo vệ trong quan hệ thừa kế nên người vợ sẽ được hưởng phần di sản theo trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được pháp luật quy định nhằm bảo vệ người yếu thế, người không có khả năng lao động trong gia đình. Những người này được pháp luật chỉ rõ tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 gồm những người sau đây:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
- Con thành niên mà không có khả năng lao động
Những chủ thể được quy định như trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Trường hợp những người đó từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật thì không áp dụng quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự.
Chia lại di sản thừa kế khi chồng để lại toàn bộ tài sản cho con riêng
Trừ trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản, người vợ sẽ được hưởng phần di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Việc chia lại di sản thừa kế được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định suất thừa kế theo pháp luật. Việc xác định suất thừa kế theo pháp luật cần dựa trên hàng thừa kế cụ thể theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 trên nguyên tắc:
- Dựa trên số người thừa kế (người thừa kế phải thỏa điều kiện theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015) của cùng hàng thừa kế
- Số di sản được phân chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật
Bước 2: Chia suất thừa kế “bắt buộc” cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trên cơ sở xác định được suất thừa kế theo pháp luật, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được hưởng hai phần ba suất thừa kế đó.
Bước 3: Di sản thừa kế còn lại được thực hiện theo nội dung di chúc. Khi đã xác định và phân phân chia xong các suất thừa kế cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo đúng quy định của pháp luật. Di sản còn lại sẽ được thực hiện theo đúng tỉ lệ phân chia trong nội dung của di chúc. Trong trường hợp này, số di sản còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu của con riêng theo nguyện vọng của người để lại di sản.
Xem thêm trường hợp: Con riêng của chồng xuất hiện thì có phải chia lại thừa kế không
Luật sư tư vấn đòi lại tài sản thừa kế
Luật sư tư vấn đòi lại tài sản thừa kế
Khi chồng để lại toàn bộ di sản cho con riêng theo di chúc, người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu chia lại phần thừa kế. Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu về lĩnh vực thừa kế, đội ngũ luật sư của Luật Kiến Việt có thể hỗ trợ cho bạn các vấn đề như:
- Tự vấn các quy định pháp luật về thừa kế
- Tư vấn các điều kiện có thể được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Tư vấn cách chia lại thừa kế khi có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Thay bạn tham gia tố tụng kiện đòi phần di sản thừa kế
- Giúp bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người vợ nên chủ động tìm hiểu thông tin về luật thừa kế, thu thập đầy đủ chứng cứ và nhờ sự hỗ trợ của luật sư để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Nếu bạn đang gặp phải tình huống tương tự, đừng ngần ngại liên hệ với luật sư tư vấn luật thừa kế của chúng tôi qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ chi tiết.