Có được quyền đuổi người thuê nhà không chịu trả tiền ra khỏi nhà là một vấn đề pháp lý phức tạp và nhạy cảm. Việc này không chỉ liên quan đến quyền lợi của chủ nhà mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người thuê nhà. Theo quy định của pháp luật, việc thu hồi nhà phải phù hợp và không vi phạm hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình mà không vi phạm quyền lợi của người thuê. Bài viết này sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan và đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách giải quyết vấn đề này một cách hợp pháp và công bằng.
Có được quyền đuổi người thuê nhà không chịu trả tiền ra khỏi nhà
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
Một số quyền tiêu biểu của bên cho thuê có thể kể đến như:
- Nhận tiền thuê theo đúng thời hạn, đúng mức đã thỏa thuận
- Nhận lại tài sản mà mình đã cho thuê trong tình trạng như khi giao tài sản cho bên thuê
Nghĩa vụ của bên cho thuê được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó (khoản 1 Điều 476)
- Bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê (Điều 477)
- Bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê (Điều 478)
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
Bên thuê có quyền và các nghĩa vụ tiêu biểu sau theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:
- Cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý (Điều 475)
- Bảo quản tài sản thuê (Điều 479)
- Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích như đã thỏa thuận (Điều 480)
- Trả tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận (Điều 481)
Các trường hợp một bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Hủy bỏ hợp đồng
Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
- Trường hợp khác do luật quy định
Khi thỏa mãn một trong các trường hợp trên, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” như sau:
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo quy định của pháp luật thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng
Hậu quả pháp lý khi vi phạm hợp đồng thuê nhà
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trong hợp đồng thuê nhà, việc vi phạm hợp đồng có thể làm ảnh hưởng đến mục đích giao kết hợp đồng của các chủ thể, thậm chí là gây thiệt hại cho chủ thể còn lại.
Việc vi phạm hợp đồng thuê nhà có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý như sau:
- Chịu chế tài quy định trong hợp đồng: Phạt vi phạm (Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015), Bồi thường thiệt hại (Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015),…
- Hủy bỏ hợp đồng (Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015) theo thỏa thuận hoặc theo trường hợp được pháp luật quy định hủy bỏ
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015)
- Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hành vi vi phạm hợp đồng thuê nhà (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015)
Bên cho thuê có quyền đuổi người thuê nhà không chịu trả tiền ra khỏi nhà không?
Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu hồi nhà ở đang cho thuê nếu thuộc trường hợp sau:
- Bên thuê không trả đủ tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do đã được thỏa thuận trong hợp đồng (điểm b khoản 2 Điều 172 Luật Nhà ở 2023)
- Theo khoản 4 Điều 172 Luật Nhà ở 2023, khi thu hồi nhà ở, bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, bên cho thuê có quyền thu hồi nhà cho thuê nếu người thuê nhà không chịu trả tiền theo quy định trên. Trong trường hợp người thuê nhà cố tình chống đối, không trả nhà cho bên cho thuê, bên cho thuê có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện giải quyết tranh chấp vi phạm hợp đồng thuê nhà
Dịch vụ tư vấn xử lý khi người thuê nhà không chịu trả tiền
Dịch vụ tư vấn xử lý khi người thuê nhà không chịu trả tiền
Dịch vụ tư vấn xử lý khi người thuê nhà không chịu trả tiền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của chủ nhà. Đội ngũ luật sư của Luật Kiến Việt có thể cung cấp chi tiết, toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan như:
- Các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thuê nhà
- Tư vấn các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
- Tư vấn thời điểm lấy lại tài sản thuê (nhà) đúng quy định của pháp luật
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện trong trường hợp người thuê nhà vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thuê nhưng không khắc phục thiệt hại
- Thay bạn tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi người thuê nhà không chịu trả tiền thuê nhà
Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ dịch vụ tư vấn pháp lý, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc xử lý vi phạm hợp đồng thuê nhà. Chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất. Từ khâu tư vấn, thu thập chứng cứ, cho đến việc đại diện bạn tại tòa án. Liên hệ luật sư tư vấn chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ trong giao dịch cho thuê nhà.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:
- Khởi kiện chủ nhà vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng