Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế không?

Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi có sự xuất hiện của các thành viên không cùng huyết thống như mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng hoặc mẹ kế. Khi một người qua đời, vấn đề thừa kế lại càng trở nên nhạy cảm. Vậy, liệu tình cảm và sự gắn bó giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có đủ cơ sở để con riêng được hưởng phần thừa kế. Câu trả lời cũng như hồ sơ, thủ tục thực hiện sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế không

Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế không?

Quan hệ pháp lý giữa con riêng với bố dượng hoặc mẹ kế

Trong nhiều gia đình hiện đại, việc tái hôn đã trở nên phổ biến. Khi một người có con riêng kết hôn lại, mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng/mẹ kế trở thành một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề pháp lý, như thừa kế.

  • Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).
  • Theo Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Đặc biệt theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con riêng của vợ hoặc chồng vẫn được xem là thành viên gia đình.

Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế không?

  • Căn cứ Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
  • Theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Theo quy định trên, con riêng vẫn được quyền hưởng thừa kế di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế để lại nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

Quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 cũng áp dụng với trường hợp thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Xem thêm: Quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng với bố dượng và mẹ kế

Các trường hợp con riêng được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Điều kiện để con riêng được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Điều kiện để con riêng được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Như vậy, theo Điều 654, Điều 652, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì con riêng có thể hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế trong các trường hợp:

  • Trường hợp cha dượng, mẹ kế chết có để lại di chúc: Nếu di chúc hợp pháp và có nội dung định đoạt cho người con riêng được hưởng di sản thì con riêng sẽ được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế theo nội dung di chúc.
  • Trường hợp cha dượng, mẹ kế chết không để lại di chúc: Nếu khi cha dượng, mẹ kế còn sống mà con riêng và họ có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì người con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế theo quy định về quyền hưởng thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi, được xác định là người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha dượng, mẹ kế.

Các trường hợp con riêng không được nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Con riêng không được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng, mẹ kế trong những trường hợp sau đây:

  • Thừa kế theo di chúc nhưng di chúc không hợp pháp
  • Con riêng và bố dượng không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con

Con riêng thuộc vào các trường hợp không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người thuộc các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Tham khảo thêm trường hợp: Con riêng của chồng xuất hiện thì có phải chia lại thừa kế không

Thủ tục để con riêng nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Hồ sơ

  • Tờ khai về quan hệ thừa kế (theo mẫu do VPCC cấp);
  • Giấy tờ về tài sản thừa kế (như số đỏ hoặc giấy đăng ký xe…);
  • Giấy chứng tử của bố dượng hoặc mẹ kế;;
  • Giấy khai sinh của con riêng của bố dượng hoặc mẹ kế.
  • Căn cước công dân, chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu của tất cả những người khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Thủ tục

  1. Bước 1: Con riêng khai nhận di sản thừa kế nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như bên trên đã đề cập.
  2. Bước 2: Công chứng viên sẽ thẩm định hồ sơ.
  3. Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
  4. Bước 4: Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
  5. Bước 5: Công chứng viên sẽ thông báo cho các bên liên quan về việc đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
  6. Bước 6: Nộp lệ phí công chứng

Dịch vụ tư vấn nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Luật sư tư vấn nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Luật sư tư vấn nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế

Nếu đang có băn khoăn, lo lắng về quyền thừa kế của mình khi bố dượng/mẹ kế qua đời, các bạn có thể tham vấn Luật sư tư vấn thừa kế hoặc công ty luật để được tư vấn. Luật Kiến Việt là công ty luật có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về thừa kế. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, hiệu quả và tận tâm.

Dịch vụ tư vấn nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế bao gồm:

  • Tư vấn để hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế, đặc biệt là trong trường hợp có con riêng.
  • Dựa trên tình hình thực tế của gia đình bạn, luật sư sẽ đưa ra những đánh giá và phân tích chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên.
  • Nhận biết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thừa kế và đưa ra các giải pháp phòng tránh.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý như tờ khai nhận thừa kế, đơn kiện (nếu cần),… đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan đến việc nhận thừa kế, như đăng ký di sản, phân chia tài sản,…

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan đến nội dung nhận thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế cũng như trình tự, thủ tục thực hiện khai nhận di sản, hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.6 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *