Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam

Các doanh nghiệp đầu tư trên thị trường đều có quyền lựa chọn ngành nghề phù hợp để phát triển nhưng phải đúng quy định của pháp luật. Chính vì thế để biết đầu tư doanh nghiệp của mình có trái với pháp luật hay không hãy theo dõi bài viết sau của Luật Kiến Việt nhằm cung cấp danh mục, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản liên quan cụ thể sau:

Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam

8 ngành, nghề bị cấm kinh doanh từ năm 2021

Ngành nghề bị cấm kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh mà có những biểu hiện, tác động trái với đạo đức xã hội, giá trị kinh tế, làm hại đến con người, thiên nhiên, môi trường… thì bị cấm kinh doanh, khi tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề bị cấm thì sẽ gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do pháp luật quy định.

Danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020?

Luật Đầu tư 2020 quy định có 08 ngành nghề bị cấm kinh doanh như sau:

Thứ nhất, kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ Lục I của Luật Đầu tư 2020; 

Ma túy được mệnh danh là nguồn lây lan tệ nạn nhanh nhất và nguy hiểm nhất xã hội, làm cho người sử dụng có cảm giác kích thích gây ngủ đan xen với cảm giác dễ chịu khi dùng nhưng khó chịu khi không được sử dụng thường xuyên. Lâu ngày thì làm cho người dùng không kiểm soát được hành vi bản thân và có hại nghiêm trọng tới sức khỏe, gây nguy hiểm tới xã hội.

Ở đây các loại chất ma túy quy định cấm kinh doanh gồm 47 loại: Alphacetylmethdol, Alpha-methylfentanyl, Acetyl-alpha-methylfenany, cần sa, heroine… (Xem thêm tại Phụ lục)

Thứ hai, kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020; 

Hóa chất và khoáng vật  đều là các hợp chất gây nguy hiểm cho con người nếu chúng ta không biết cách khai thác và sử dụng chúng. Cho nên chỉ những nơi có nhân viên chuyên môn về các chất này thì mới được lưu trữ và sử dụng nhằm phục vụ an toàn cho những ngành nghề khác nhau.

Các loại hóa chất, khoáng vật được quy định cấm kinh doanh bao gồm 18 loại căn cứ vào Phụ Lục II (tăng 5 loại so với Luật cũ).

Thứ ba, kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư;

Các loài động thực vật cũng như “rừng”  không xa lạ gì với chúng ta, chính vì để bảo vệ môi trường thiên nhiên pháp luật cấm được kinh doanh ngành nghề này: 

Bao gồm các loài như: bộ thú ăn thịt, bộ tê tê, bộ móng guốc chẵn, lớp động vật có vú, lớp san hô, lớp chân bụng, họ thông, họ mao lương, họ ngũ gia bì….

Thứ tư, kinh doanh mại dâm;

Hiện nay tại Việt Nam, việc kinh doanh tất cả các dịch vụ liên quan đến mại dâm đều bị pháp luật nghiêm cấm, hành vi này trái với đạo đức xã hội nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến phẩm giá cũng như xã hội mà nước ta hướng tới. Không chỉ gây hại về phẩm chất, tinh thần mà còn về sức khỏe mỗi người, gây hại cho cộng đồng và xã hội.

Thứ năm, mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Hành vi mất nhân tính mua bán người, mô,xác, bộ phận cơ thể người và bào thai người bị nghiêm cấm, hành vi này xâm phạm đến quyền con người của nạn nhân,nhân phẩm, quyền sống… phạm vào Luật Hình sự khi kinh doanh.

Thứ sáu, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Sinh sản vô tính trên người theo kiến thức khoa học chính là thế hệ con sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, thừa hưởng gen chỉ từ cơ thể mẹ đó.Thực chất, sinh sản vô tính trên người vô cùng khó khăn, nhiều rủi ro khi thực hiện. Nếu hoạt động này diễn ra tràn lan sẽ gây mất cân bằng đối với giới tính, xã hội. Ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tất thảy mọi mặt của đất nước.

Thứ bảy, kinh doanh pháo nổ;

Pháo nổ gây ra nhiều hệ lụy khi sử dụng không chỉ gây ra nguy hiểm nếu không có kiến thức sử dụng mà còn gây náo loạn cho xã hội. Nghiêm cấm tất cả các  hành vi tích trữ, sản xuất và sử dụng trái phép pháo nổ: “ thuốc pháo, pháo hoa…”. Nếu cố ý kinh doanh pháo nổ gây ảnh hưởng tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người thì bạn sẽ nhận được hình phạt thỏa đáng khi cố tình kinh doanh ngành nghề này.

Thứ tám, kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 

Dịch vụ đòi nợ thuê là vấn đề không hết hot khi nhắc đến, đây là một quan hệ phức tạp của người cho vay tiền và người mượn tiền, khi chưa giải quyết được “món nợ” của mình đối với người vay tiền thì người vay tiền bắt đầu có những hành vi trái với pháp luật, xã hội như “khủng bố, đe dọa, cướp bóc” đối với người mượn tiền nặng hơn là những án mạng dã man, mất nhân tính. Câu chuyện này không còn xa lạ gì khi sa phải vào dịch vụ cho vay nặng lãi. Chính vì thế pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ tránh gây nguy hại cho cộng đồng và xã hội.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam

Các ngành nghề bị cấm kinh doanh

Quy định xử phạt hành vi kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cấm? 

Khoản 2 Điều 10 Nghị định 31/2021/ NĐ-CP về việc sản xuất sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a,b,c Khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau: 

– Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma tăm 1962, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần; 

– Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế; 

– Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES). 

Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng: 

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; 

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38,39,40 và 42 của Luật này; 

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ. 

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí”. 

Theo quy định trên thì có thể thấy rằng những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bị cấm sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức là không có quyền được thực hiện hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của mình.

Quy định tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh các ngành nghề bị cấm thì xử lý như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng đối với tổ chức có  hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh. 

Ngoài quy định xử phạt chung trên nếu các nhà kinh doanh vào các ngành nghề này gây ra các tai họa nghiêm trọng và có hệ lụy tới con người và xã hội thì phải xử phạt kết hợp với các Luật khác ví dụ như “ tội môi giới mại dâm, kinh doanh mua bán người, mô, bộ phận cơ thể…”  đều bị xử phạt nghiêm trọng với nhiều khung nặng có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. 

Chủ đề liên quan:

>> Các hình thức đầu tư vào Việt Nam

>> Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mới nhất

>> Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất theo quy định của Luật Đầu tư 2020 

Trên đây là những thông tin cơ bản về các ngành nghề bị cấm kinh doanh. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Kiến Việt để sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.2 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 659 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *