Dự án nào thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

Đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư là một trong ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Dự án thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Bài viết này làm rõ điều kiện tổ chức đấu thầu dự án đầu tư và thủ tục đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư.

Lựa chọn nhà đầu tư

Lựa chọn nhà đầu tư

Điều kiện tổ chức đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư

Theo Điều 108, Nghị định 31/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 11 Nghị định  số 25/2020/NĐ-CP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu QSDĐ để lựa chọn nhà đầu tư khi đáp ứng đủ 06 điều kiện sau đây:

1. Thuộc một trong các dự án:

(i) Dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 số 25/2020/NĐ-CP mà không sử dụng vốn đầu tư công để xây dựng công trình. 

(ii) Dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại; trụ sở văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ được phân loại theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Trường hợp dự án có nhiều công năng, dự án đầu tư có sử dụng đất được xác định căn cứ công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng mà sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận.

3. Thuộc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị.

4. Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật.

5. Không đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

6. Không thuộc trường hợp chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 và trường hợp lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 của Luật Đấu thầu 2013.

>>Xem thêm: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản theo quy định pháp luật mới nhất

Thủ tục đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư

Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất

  • Dự án do cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện lập
  • Dự án do nhà đầu tư đề xuất

Bước 2: Lập danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất 

Bước 3: Phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất 

Bước 4: Công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất

Bước 5: Mời sơ tuyển, mời quan tâm

Bước 6: Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tới Sở Kế hoạch và Đầu tư và trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia căn cứ nội dung thông tin được công bố theo quy định.

Bước 7:  Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) tổ chức đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ.

Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định; giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện là bên mời thầu.

Thủ tục đấu thầu rộng rãi lựa chọn NĐT được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP và Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm các bước như sau:

  • Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
  • Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
  • Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  • Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  • Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  • Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu hoặc chỉ có một nhà đầu tư tham gia đấu thầu hoặc có nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

>>Có thể bạn quan tâm:  Hình thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Tư vấn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Trên đây là nội dung giới thiệu về “ Dự án nào thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn thủ tục, quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
  • Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
  • Tư vấn cho nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án được đấu thầu
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại TP Hồ Chí Minh
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Lâm Đồng
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Đồng Nai
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Bình Thuận
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Bình Dương
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Đăk Nông

Để nhận tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt theo thông tin dưới đây:

 

Scores: 4.4 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *