Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không chịu trả

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, ở nhờ là thủ tục pháp lý được thực hiện khi người được cho mượn, cho ở nhờ không chịu trả lại nhà, hoặc các mâu thuẫn khác trong quá trình sử dụng nhà giữa các bên.. Để hỗ trợ các bạn đòi lại nhà, đất, bài viết sau đây cung cấp cho bạn các nội dung pháp luật về nhà, đất cho ở nhờ; cách giải quyết, hồ sơ, quy trình giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không trả.

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ

Quy định pháp luật về nhà, đất cho ở nhờ

Việc cho mượn nhà, mượn đất để ở sẽ được điều chỉnh bởi chính sách pháp luật dân sự và chính sách pháp luật đất đai.

Theo Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 mượn nhà, đất ở là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao nhà, đất cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại nhà, đất khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 117 Luật nhà ở 2014 quy định cho mượn, cho ở nhờ là những hình thức giao dịch về nhà ở. Điều 154 Luật nhà ở 2014 quy định thời hạn chấm dứt việc cho mượn, cho ở nhờ nhà như sau:

  • Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
  • Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Cách thức giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không trả

Cách đòi lại nhà, đất cho ở nhờ không trả

Cách đòi lại nhà, đất cho ở nhờ không trả

Hòa giải tranh chấp đòi nhà, đất cho ở nhờ

Các bên tự thương lượng, đàm phán để giải quyết tranh chấp. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên. Nếu các bên không xử lý được tranh chấp có thể yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải. Hòa giải ở UBND cấp xã sẽ khả quan hơn do có sự xuất hiện của bên thứ ba đóng vai trò như một trọng tài trong quá trình hòa giải, giúp các bên đưa ra được phương án xử lý phù hợp, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

 Khởi kiện đòi lại nhà, đất cho ở nhờ tại tòa án

  • Nêu các bên không hòa giải được, người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện theo mẫu; tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng, văn bản cho mượn nhà đất; bản sao giấy tờ tùy thân…
  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền;
  • Tòa án tiếp nhận xem xét thụ lý nếu thuộc thẩm quyền của tòa án. Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa.
  • Tòa án chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 4 tháng kể từ ngày thụ lý trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng. Trong giai đoạn này tòa án sẽ thu thập xác minh tài liệu cho quá trình giải quyết tranh chấp; lấy ý kiến, lời khai của các bên và những người có liên quan; tổ chức phiên họp để kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp tài liệu công khai chứng cứ và hòa giải.
  • Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ, hoặc đình chỉ vụ án, thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bản án của tòa có hiệu lực mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không trả

  • Hồ sơ khởi kiện: theo khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện; hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nếu có; giấy tờ tùy thân của người khởi kiện; tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp…
  • Thủ tục khởi kiện:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền bằng một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia nếu có.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và thụ lý đơn

Tòa án xem xét đơn nếu đơn hợp lệ và đúng thẩm quyền thì tòa án tiến hành thụ lý đơn và ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 4: Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp.

Những lưu ý trong việc cho mượn nhà, mượn đất ở nhờ

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi cho người khác mượn nhà đất ở nhờ chủ nhà nên xác lập hợp đồng khi cho mượn. Nội dung của hợp đồng cần thể hiện các nội dung sau:

  • Thông tin về nhà đất cho mượn, ở nhờ;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thỏa thuận chi tiết về các trường hợp chủ nhà được phép lấy lại nhà đất;
  • Quy định phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không chịu trả

Luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn

Luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn

Luật Kiến Việt với phương châm tận tâm, tận tụy vì khách hàng, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn và tố tụng của mình. Khi đến với Luật Kiến Việt khách hàng sẽ được tư vấn các nội dung sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về đất đai, tư vấn pháp lý về việc cho mượn, ở nhờ nhà, đất;
  • Tư vấn cách giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn ở nhờ không chịu trả;
  • Tư vấn thủ tục đòi lại nhà đất cho ở nhờ;
  • Tư vấn các loại giấy tờ cần thiết trong đơn khởi kiện đòi lại đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện cho khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư bảo vệ tranh tụng tại Tòa án…

Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Việc cho người khác mượn nhà đất để ở nhờ không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến các rủi ro cho người có quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, việc hiểu biết pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Để hỗ trợ tư vấn về phương thức giải quyết, hồ sơ cũng như trình tự thủ tục đòi lại nhà đất các bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn đất đai Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn hỗ trợ.

Scores: 4.2 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *