Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Muốn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng một cách nhanh chóng, triệt để thì các bên tranh chấp phải hiểu rõ được bản chất của hợp đồng tín dụng, các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng thường gặp, nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng,… để từ đó đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về nội dung trên.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng thường gặp

Các tranh chấp tín dụng thường xuyên phát sinh bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
  • Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng;
  • Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng tín dụng;
  • Tranh chấp liên quan đến nợ gốc, nợ lãi, lãi suất;
  • Tranh chấp về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay;
  • Tranh chấp trong việc xử lý tài sản bảo đảm của hợp đồng tín dụng;
  • Tranh chấp phát sinh từ chính sách pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng…

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp là thỏa thuận trong khuôn khổ của pháp luật, cụ thể như sau:

  • Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên: hợp đồng giao kết dựa trên sự thỏa thuận, ý chí tự định đoạt của các bên.
  • Nguyên tắc bình đẳng: mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật, do vậy việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng,đảm bảo quyền lợi của các bên được giải quyết một cách công bằng.
  • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: hợp đồng được tạo lập dựa trên quy định của pháp luật, do vậy, việc giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo nguyên tắc này.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thương lượng

Thương lượng là phương thức các bên tự do thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba. Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt hiệu quả và bảo đảm được thực thi khi có sự đồng thuận và thiện chí thực hiện của các bên.

Trọng tài

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010. Phán quyết của trọng tài mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Cần lưu ý, để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì giữa các bên phải có thoả thuận lựa chọn trọng tài giải quyết.

Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả mà các bên thường lựa chọn khi không thể đạt được tiếng nói chung. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tuân theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt của pháp luật. Bản án hay quyết định của tòa án về tranh chấp các bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Hợp đồng tín dụng;
  • Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện…

Thủ tục khởi kiện:

  1. Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nếu bị đơn là tổ chức thì nộp tại tòa nơi bị đơn có trụ sở để yêu cầu giải quyết. Đối với vụ án có yếu tố nước ngoài thì nguyên đơn nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
  2. Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện. Nếu hồ sơ hợp lệ, tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
  3. Bước 3: Chuẩn bị xét xử sở thẩm:Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp tài liệu, tiến hành hòa giải…
  4. Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
  5. Trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị, tòa án cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng tín dụng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Luật Kiến Việt là công ty luật hàng đầu chuyên tư vấn về lĩnh vực hợp đồng, với đội ngũ luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ giải quyết vấn của khách hàng một cách hiệu quả. Đến với chúng tôi, các bạn sẽ được tư vấn các nội dung sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng; soạn thảo hợp đồng tín dụng,
  • Tư vấn các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng thường xuyên xảy ra;
  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án…

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật, các bên tranh chấp cần phải hiểu rõ bản chất của tranh chấp,  quy trình cũng như phương án giải quyết phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan để giải quyết tranh hợp đồng nêu trên, vui lòng liên hệ với Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.3 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 624 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *