Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh là quy trình xử lý những mâu thuẫn phát sinh giữa bên đặt cọc để thuê mặt bằng và bên nhận cọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh và việc nắm rõ sẽ giúp các bên giải quyết hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê mặt bằng kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng

Giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng

Một số nguyên dân dẫn đến tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh, cụ thể:

  • Do một trong hai bên vi phạm thỏa thuận, không thực hiện đúng theo các điều khoản đã thỏa thuận khi tiến hành thuê mặt bằng kinh doanh;
  • Do bên thuê mặt bằng không sử dụng đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Mặt bằng kinh doanh do bị tranh chấp từ bên thứ ba;
  • Người cho thuê mặt bằng không phải là chủ sở hữu hoặc không có quyền cho thuê;
  • Bên cho thuê nhà đòi tăng tiền thuê mặt bằng kinh doanh một cách vô lý.

Phương thức giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba. Theo đó, bên thứ ba đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm phù hợp.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Đây là phương án giải quyết mà các bên của hợp đồng cùng nhau bàn bạc và thương lượng, hòa giải để tháo gỡ những khúc mắc, tranh chấp xảy ra. Theo đó, đây là phương án giải quyết nhanh chóng nhất vì chúng không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý và cũng không mất quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, hai bên tranh chấp phải trung thực và có tinh thần hợp tác thì mới có thể thực hiện được phương án này.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án

Tòa án là nơi đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành là bắt buộc. Việc giải quyết cũng theo trình tự của pháp luật nên sẽ tác động đến quá trình kinh doanh hoặc sản xuất của một trong hai bên tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, khi giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thì chi phí tốn kém hơn so với các phương án giải quyết tranh chấp còn lại.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Khởi kiện giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Khởi kiện giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Hồ sơ khởi kiện

Đơn khởi kiện (Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Hồ sơ đính kèm đơn khởi kiện, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…
  • Biên bản hòa giải (Nếu có);
  • Các giấy tờ đính kèm khác liên quan tới việc khởi kiện hoặc thương lượng, hòa giải trước đó (Nếu có);

Trình tự, thủ tục giải quyết

  • Bước 1, cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo đó là các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
  • Bước 2, cơ quan Tòa án thông báo kết quả giải quyết đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với đơn khởi kiện. Căn cứ thông báo, cá nhân, tổ chức đến Cơ quan Thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án. Nếu không đủ điều kiện để giải quyết thì Tòa án sẽ có thông báo cho người nộp đơn (Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
  • Bước 3, cá nhân, tổ chức nộp biên lai thu tiền tạm ứng đến Cơ quan Tòa án. Cơ quan Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
  • Bước 4, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn)
  • Bước 5, đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm và có bản án sơ thẩm;

Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, thì một trong hai bên tranh chấp có quyền làm đơn kháng cáo để được Tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Khi tham gia giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh, các bên cần lưu ý:

  • Khi phát sinh tranh chấp các bên nên cùng nhau tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích giúp giảm thiểu xung đột cũng như hạn chế chi phí phát sinh;
  • Xác định cơ quan tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Tìm hiểu tình trạng pháp lý của mặt bằng kinh doanh đang tranh chấp;
  • Cần liên hệ luật sư có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thuê mặt bằng, thuê nhà để luật sư tư vấn giúp đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Luật sư giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Luật sư giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh

Nếu bạn đang cần tư vấn để giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh, hãy liên hệ với luật sư để được hỗ trợ tối đa những vấn đề sau:

  • Luật sư sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh;
  • Luật sư sẽ phân tích hợp đồng hoặc thỏa thuận tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh để đưa ra giải pháp tối ưu nhất bảo vệ bạn;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện đầy đủ, chặt chẽ và đảm bảo tính pháp lý cao và giúp bạn thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình tố tụng.
  • Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi cho bạn tại tòa.
  • Luật sư sẽ giải đáp những câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề khởi kiện để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc giải quyết tranh chấp của mình.
  • Hỗ trợ yêu cầu và thực hiện thủ tục thi hành bản án.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Có thể thấy, đặt cọc thuê mặt bằng kinh doanh là bước đầu trong việc các bên tiến hành thuê mặt bằng kinh doanh. Theo đó, người thuê thường dùng tiền mặt để cọc thuê mặt bằng kinh doanh mà không chú ý đến các vấn đề tranh chấp sau này. Do đó, khi tiến hành cọc tiền thuê mặt bằng kinh doanh, các bên cần lưu lại những chứng từ, xác nhận và thỏa thuận rõ ràng để tránh những tranh chấp sau này. Đến với Luật Kiến Việt các bạn sẽ được luật sư tư vấn chuyên sâu về phương thức, hồ sơ cũng như quy trình để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nếu bạn cần luật sư tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn chi tiết.

Scores: 4.3 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 536 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *