Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì?

Bảo hiểm nhóm là quy định mới được xây dựng trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Bảo hiểm nhóm có ưu điểm là bảo vệ cho một nhóm người, thay vì một người như bảo hiểm cá nhân và thường có mức chi phí thấp hơn bảo hiểm cá nhân. Vậy, Pháp luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã có những quy định về hợp đồng bảo hiểm nhóm như thế nào? Hãy cùng công ty Luật Kiến Việt giải đáp thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì

Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì?

Bảo hiểm nhóm là một trong ba loại hình bảo hiểm con người và mới được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm (khoản 1 điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).

Bên bảo hiểm gồm có: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. 

>> Có thề bạn quan tâm: Luật sư hợp đồng

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhóm

Căn cứ theo Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm nhóm có 05 đặc điểm sau:

Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm. 

Theo đó, nhóm tham gia bảo hiểm không phải là bạn bè, người quen hay những người ngẫu nhiên được lập thành một nhóm nhằm mục đích tham gia bảo hiểm mà là thành viên, nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội… với mục đích là sản xuất, kinh doanh, giải trí, nhân đạo, từ thiện…  

Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm.

Trong hợp đồng bảo hiểm nhóm, bên mua bảo hiểm thường là tổ chức (đại diện cho nhóm như công ty, hội nghề nghiệp…) còn người được bảo hiểm là cá nhân có quyền lợi được bảo hiểm. Do đó, tùy theo thỏa thuận, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm.

Người được bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng cho trường hợp chết của người được bảo hiểm.

Trong bảo hiểm nhóm, bên mua bảo hiểm chỉ mang tính chất đại diện mà có thể không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Quyền lợi được bảo hiểm thực tế phát sinh giữa người được bảo hiểm với người thụ hưởng. Do đó, người được bảo hiểm hoặc người đại diện của người được bảo hiểm có quyền chỉ định, thay đổi người thụ hưởng. Tuy nhiên, khoản 4 điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 chỉ quy định quyền chỉ định người thụ hưởng mà không quy định quyền thay đổi người thụ hưởng của người được bảo hiểm. Đồng thời, người được bảo hiểm cũng chỉ có quyền chỉ định người thụ hưởng trong trường hợp chết của người được bảo hiểm mà không quy định quyền chỉ định người thụ hưởng trong trường hợp sống của người được bảo hiểm. 

Quyền chuyển đổi hợp đồng bảo hiểm nhóm thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân. 

Khi người được bảo hiểm không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm nhóm thì có quyền chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân theo điều kiện và thủ tục được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm nhóm. Khi đó, người được bảo hiểm đồng thời trở thành bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm cá nhân.

Mục đích của bảo hiểm nhóm là giảm chi phí tài chính cho bên mua bảo hiểm mà vẫn đạt được mục đích bảo hiểm và bảo vệ số đông người được bảo hiểm. 

Do đó, sản phẩm bảo hiểm nhóm thường được áp dụng khi nhu cầu mua bảo hiểm xuất phát từ nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm với người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm mong muốn mang lại lợi ích cho người được bảo hiểm.

* Lưu ý: Trong hợp đồng bảo hiểm nhóm, bên mua bảo hiểm không có quyền chỉ định người thụ hưởng (khoản 1 Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhóm

Hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì

Nội dung hợp đồng bảo hiểm nhóm là gì?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm nhóm có các nội dung chủ yếu sau:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

– Phương thức giải quyết tranh chấp;

– Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm;

– Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.

>> Xem thêm: Quy định pháp luật 2023 về hợp đồng bảo hiểm tài sản

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm

Căn cứ theo khoản 5 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau đây:

– Khi có ít nhất một người được bảo hiểm không còn là thành viên của nhóm;

– Phí bảo hiểm tính cho từng người được bảo hiểm không được đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

– Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

* Lưu ý: Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 mới chỉ xây dựng khung pháp lý cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhóm. Cần thiết phải có những quy định chi tiết về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng bảo hiểm nhóm, xác định quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tại thời điểm giao kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhóm.

Luật sư tư vấn về hợp đồng bảo hiểm nhóm

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn đã nắm được những quy định về hợp động bảo hiểm nhóm theo Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.7 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *