Hiện nay, có rất nhiều lý do mà một số người không thể trực tiếp tham gia một số quan hệ dân sự. Do đó, hợp đồng ủy quyền được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Có rất nhiều người không ý thức được những vấn đề pháp lý căn bản của hợp đồng ủy quyền dẫn đến những thỏa thuận ủy quyền giữa các bên trở nên vô hiệu và không có giá trị khi xảy ra tranh chấp. Hãy cùng công ty Luật Kiến Việt tìm hiểu vấn đề hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi nào trong bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Không phải bao giờ cá nhân, pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự. Việc không tham gia trực tiếp có thể có nhiều lý do khác nhau. Do đó, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện một số công việc nhất định.
Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
>> Xem thêm: Thủ tục thanh lý hợp đồng
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có tính chất song vụ. Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền và phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên ủy quyền. Bên cạnh đó, bên ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền nhận thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt khi nào?
Hình thức của hợp đồng uỷ quyền
Bộ luật dân sự 2015 đã không còn quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn đại diện “1.Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 như trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
Hiện nay, đối với hình thức ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức Giấy ủy quyền và khi nào là Hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc công chứng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:
“Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
…”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
“Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.”
Luật Công chứng cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được nêu cụ thể tại văn bản chuyên ngành. Chẳng hạn như quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền đăng ký hộ tịch hay công chứng hợp đồng ủy quyền giữa vợ chồng về thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật, hay văn bản uỷ quyền giao dịch nhà đất hiện nay cũng cần được công chứng.
Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng ủy hết hiệu lực do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập hợp đồng ủy quyền. Hiện nay, căn cứ vào quy định của pháp luật có thể thấy hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng như sau:
- Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và bàn giao kết quả công việc cho bên ủy quyền.
- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn được quy định trong hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Việc ủy quyền phải lập bằng văn bản, trong văn bản cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc phải ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền, hoặc bên ủy quyền đã thực hiện một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền như sau:
- Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý. Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.
- Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.
- Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu một bên chết thì chấm dứt hợp đồng.
Dịch vụ luật sư tư vấn thực hiện hợp đồng ủy quyền
Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể hình dung được hợp đồng ủy quyền được chấm dứt khi nào. Hợp đồng ủy quyền còn khá phức tạp, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng tại Bình Dương
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet