Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân là một trong các vấn đề được các cá nhân đặc biệt quan tâm hiện nay. Vậy thủ tục để thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những loại giấy tờ gì, hồ sơ như thế nào và nộp ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vướng mắc nêu trên.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng lưu ý là mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, căn cứ tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân ở đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân thì phải nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt trụ sở.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
Tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, theo mẫu được quy định tại phụ lục I-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: Chưng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Văn bản uỷ quyền (nếu có).
Trường hợp chủ doanh nghiệp không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện, khi đó kèm theo hồ sơ đăng ký thành lập phải có thêm Văn bản uỷ quyền không phải công chứng, chứng thực và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh hiệu quả
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, cá nhân hoặc người được cá nhân uỷ quyền nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp muốn đặt trụ sở.
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức sau:
Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Hoặc có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Theo quy định tại Điều 32, 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập các thông tin doanh nghiệp cung cấp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả kết quả cho doanh nghiệp tư nhân
Nếu hồ sơ của doanh nghiệp không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Nếu quá thời hạn trên mà người thành lập doanh nghiệp tư nhân không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra, cá nhân muốn thành lập Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý về các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Căn cứ tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cá nhân thành lập doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Bước 4: Nhận kết quả
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Đội ngũ Luật sư Luật Kiến Việt hỗ trợ Quý khác hàng trong việc thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
Tư vấn soạn Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Làm việc với cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Tư vấn các quy định khác liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp tư nhân,…
>> Xem thêm: Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Trên đây là nội dung giới thiệu về thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.