Khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

 

Thừa kế hiện đang là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc xác định hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc thì việc khai nhận di sản thừa kế cũng là một vấn đề đáng để lưu tâm, đặc biệt là việc khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Hiện nay, pháp luật không có khái niệm nào nói về khai nhận sản thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu rằng khai nhận di sản thừa kế là việc người được nhận thừa kế thực hiện thủ tục cần thiết để thiết lập quyền sở hữu đối với tài sản mà người mất để lại. Hay nói đơn giản khai nhận di sản thừa kế là việc thực hiện thủ tục để nhận di sản thừa kế của một người chết theo đúng quy định pháp luật.

>> Cùng chuyên mục: Tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về ai?

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau:

·       Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

·       Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại di sản và người khai nhận di sản thừa kế như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…

·       Giấy tờ nhân thân của người khai nhận di sản thừa kế: chứng minh nhân dân/CCCD, sổ hộ khẩu/xác nhận cư trú.

·       Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất là di sản thừa kế.

·       Di chúc (trong trường hợp có di chúc)

Khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

 

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Bước 1. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người khai nhận di sản thừa kế đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Theo Điều 18 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì sau khi nhận đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế và xét thấy hồ sơ hợp lệ, tổ chứng hành nghề công chứng sẽ thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế và niêm yết trong thời hạn 15 ngày tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết nếu không có bất kỳ khiếu nại hay tố cáo nào thì tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 2. Tiến hành làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Sau khi đã tiến hành công chứng xong văn bản khai nhận di sản người kế, người nhận di sản đến chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng).

Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của người để lại di sản.

Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

>> Xem thêm: Các mẫu tờ khai trong hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất cá nhân

Khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Lưu ý khi khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trên đây là tất cả các bước để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo đúng với quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế người khai nhận di sản thừa kế cần phải lưu ý một số vấn đề về việc họ có nằm trong nhóm chủ thể được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Có được sở hữu đất ở Việt Nam hay không? Và hạn mức họ được sử dụng đất là bao nhiêu…

Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trên đây là nội dung giới thiệu về khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Mọi nhu cầu dịch vụ về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

 

 

 

 

Scores: 4.8 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *