Khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt

Doanh nghiệp dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân thì người đại diện theo pháp luật luôn có vai trò quan trọng trong các quyết định, định hướng hoạt động, người trực tiếp ký kết các hợp đồng để chúng có giá trị pháp lý. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần nắm bắt những quy định pháp luật để lựa chọn người đại diện theo pháp luật một cách phù hợp.

Khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt
Khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Trước tiên, theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi là BLDS) định nghĩa khái niệm về đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (là người được đại diện) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tiếp theo, Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết về việc dân sự; là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật?

Mỗi doanh nghiệp dựa trên những nhu cầu, điều kiện, cách thức hoạt động mà có sự lựa chọn số lượng người đại diện theo pháp luật phù hợp, tuy nhiên số lượng này cần phải tuân theo quy định pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật của một số loại hình doanh nhiệp như sau:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, công ty hợp danh: Luật Doanh nghiệp quy định hai loại hình doanh nghiệp này có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

Riếng đối với doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp quy định loại hình doanh nghiệp này có một người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.

Điều lệ công ty cần quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu Điều lệ công ty chưa quy định rõ phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

>>Xem ngay: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty TNHH hai thành viên

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

Thứ nhất, đối với công ty hợp danh: Theo khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp , người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty là các thành viên hợp danh. Tuy nhiên quyền của mỗi thành viên của công ty có sự khác biệt, người đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án ; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chỉ bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp tư nhân: Theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là người sẽ đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, đối với công ty cổ phần: Theo khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật theo từng trường hợp là:

– Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty đó.

– Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ tư, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp, công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ năm, đối với công ty TNHH một thành viên: Theo khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp, công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam xử lý như thế nào?

Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, để thuận tiện cho các quá tình vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động pháp lý của doanh nghiệp có hiệu lực khi cần sự ký kết từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có những khoảng thời gian vì lý do chủ quan hoặc do quá trình công tác,.. mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có mặt ở Việt Nam.

Trường hợp doanh nghiệp đó chỉ có một người đại diện theo pháp luật mà người này xuất cảnh khỏi Việt Nam. Theo khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp quy định trong trường hợp này người đại diện theo pháp luật phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Theo khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, trong trường hợp trên chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Theo khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, trường hợp này thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

>>Xem ngay: Hậu qủa pháp lý của hợp đồng do người không có thẩm quyền ký kết

Khi người đại diện theo pháp luật có ủy quyền
Khi người đại diện theo pháp luật có ủy quyền

Khi người đại diện theo pháp luật có ủy quyền

Trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp không còn cư trú tại Việt Nam thì người đại diện theo pháp luật đó có thể ủy quyền cho một người khác những quyền, nghĩa vụ trong phạm vi của mình. Trường hợp người đại diện theo pháp luật có ủy quyền cần tuân theo quy định pháp luật. Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản, nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai, văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp phải quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn trong phạm vi nhất định cho người đại diện theo uỷ quyền. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.

Thứ ba, người đại diện theo ủy quyền cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Không thuộc đối tượng là chủ thể không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp

– Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

– Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Thứ tư, trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì sẽ được giải quyết như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc.

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

>>Xem ngay: Thấy gì qua việc doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ khủng

Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Tư vấn về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Tư vấn về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
  • Tư vấn về quản trị điều hành của doanh nghiệp
  • Tư vấn về các tranh chấp nội bộ của doanh nghiệp
  • Tư vấn góp vốn thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn về khởi kiện người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt

Để được tư vấn luật về doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

Scores: 4.4 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 664 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *