Mẫu đơn gia hạn thời gian hoạt động dự án mới nhất năm 2014

Gia hạn thời gian hoạt động dự án là nhu cầu chính đáng của chủ đầu tư, tuy nhiên đối với vấn đề này phần lớn mọi người đều còn bối rối chưa biết trình tự thủ tục thực hiện thế nào. Chính vì thế các vấn đề về đơn gia hạn thời gian hoạt động dự án, cách viết đơn hay dịch vụ hỗ trợ gia hạn thời gian hoạt động dự án,..luôn là sự quan tâm được tìm kiếm hàng đầu. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể hơn về trường hợp này.

Mẫu đơn gia hạn thời gian hoạt động dự án

Mẫu đơn gia hạn thời gian hoạt động dự án

Khi nào cần gia hạn thời gian hoạt động dự án?

Căn cứ vào Điều 44 Luật đầu tư 2020 quy định về thời hạn hoạt động dự án như sau:

“1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

  1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
  2. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
  3. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư dự án phải yêu cầu gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Gia hạn thời gian hoạt động dự án

Gia hạn thời gian hoạt động dự án

Dự án đầu tư không được gia hạn

Căn cứ khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư 2020 có quy định những dự án đầu tư không được phép gia hạn thời hạn hoạt động gồm:

  • Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Trong đó, Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên không được gia hạn thời hạn hoạt động được xác định theo khoản 10 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm:

  • Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; hoặc công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất của dây chuyền công nghệ còn lại dưới 85% so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; hoặc mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng vượt quá 15% so với thiết kế.
  • Trường hợp không có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến dây chuyền công nghệ của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
  • Dự án sử dụng máy móc, thiết bị để sản xuất có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc các Chương 84 và 85 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có tuổi vượt quá 10 năm hoặc khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến máy móc, thiết bị của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Còn đối với Việc xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên được thực hiện như sau:

Theo khoản 11 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

“a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

  1. b) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
  2. c) Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong trường hợp dự án đầu tư được tiếp tục gia hạn thời hạn hoạt động thì toàn bộ kinh phí thực hiện do nhà đầu tư chi trả;
  3. d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”

Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian hoạt động dự án gồm những gì?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Mẫu đơn đề nghị gia hạn thời gian hoạt động dự án

Hiện nay, Mẫu văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại Mẫu A.I.14 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.

Nội dung đơn gia hạn thời hạn hoạt động gồm:

  • Thông tin nhà đầu tư;
  • Thông tin tổ chức kinh tế thực hiện dự án (nếu có);
  • Nội dung gia hạn;
  • Cam kết của nhà đầu tư;
  • Hồ sơ kèm theo.

gia hạn thời gian hoạt động dự án

Đơn gia hạn thời gian hoạt động dự án

>>> Click Tải đơn đề nghị gia hạn thời gian hoạt động dự án .docx

Thủ tục đề nghị gia hạn thời gian hoạt động dự án

Điều 55 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục gia hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:

Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này được thực hiện như sau:

  • Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định này;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định này;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định này để lập báo cáo thẩm định trình cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng tại các điểm b, c, d và đ khoản này để gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, trong thời hạn tối thiểu 06 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.

>>> Xem thêm về: Thủ tục gia hạn tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư

Luật sư tư vấn về gia hạn thời gian hoạt động dự án

Luật sư tư vấn gia hạn thời gian hoạt động dự án

Luật sư tư vấn gia hạn thời gian hoạt động dự án

Ngoài việc đáp ứng các Điều kiện gia hạn thời gian thực hiện dự án, việc chuẩn bị hồ sơ cũng rất quan trọng. Bạn cần lưu ý việc này để đảm bảo thực hiện thủ tục một cách chính xác và tiết kiệm thời gian. Luật sư tư vấn về gia hạn thời gian hoạt động dự án mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, bao gồm:

  • Đảm bảo hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động dự án đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
  • Giúp nhà đầu tư hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án.
  • Đại diện cho nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án tại cơ quan có thẩm quyền.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hoặc chưa hiểu rõ quy trình, thủ tục, điều kiện để gia hạn thời gian thực hiện dự án. Bạn có thể liên hệ tư vấn luật đầu tư dự án hoặc sử dụng Dịch vụ luật sư điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Luật Kiến Việt. Vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc Zalo số: 0386579303 để được luật sư tư vấn giải đáp kịp thời miễn phí.

Scores: 4.8 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *