Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản mới nhất năm 2024

Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông là mẫu phiếu được thực hiện bằng văn bản để công ty cổ phần thu thập ý kiến từ các cổ đông về các vấn đề quan trọng hoặc các quyết định chiến lược của công ty. Mẫu phiếu này thường được sử dụng để đảm bảo rằng các quyết định của công ty được đưa ra có sự đồng thuận hoặc sự chấp nhận từ phía các cổ đông.

Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Khi nào cần lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong công ty cổ phần

Khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty, cần có sự quyết định thông qua của Đại hội đồng cổ đông và không thuộc trường hợp bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp thì Hội đồng quản trị có quyền tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản không chỉ giúp công ty tuân thủ các quy định pháp luật mà còn giúp tăng tính minh bạch và sự tham gia của cổ đông trong quyết định quan trọng của công ty.

Các trường hợp được lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản theo luật doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2020, thì các trường hợp sau đây cần thông qua bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản:

  • Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
  • Định hướng phát triển công ty;
  • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
  • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Tổ chức lại, giải thể công ty.

Quy trình lấy ý kiến cổ đông theo quy định của pháp luật hiện hành

Quy trình lấy ý kiến cổ đông

Quy trình lấy ý kiến cổ đông

Theo quy định tại Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình lấy ý kiến cổ đông được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn;
  2. Bước 2: Phiếu lấy ý kiến và các tài liệu liên quan được gửi đến các cổ đông bằng phương thức gửi bảo đảm. Danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty;
  3. Bước 3: Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty bằng hình thức gửi thư, fax hoặc thư điện tử;
  4. Bước 4: Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty;
  5. Bước 5: Biên bản kiểm phiếu và nghị quyết phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu và nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty;
  6. Bước 6: Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty;
  7. Bước 7: Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông mới nhất

Theo quy định tại khoản 3 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020, thì mẫu phiếu ý kiến cổ đông phải bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  • Mục đích lấy ý kiến;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với đại diện của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
  • Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua;
  • Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
  • Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời;
  • Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Tham khảo: Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông TẠI ĐÂY

Dịch vụ tư vấn quy trình lấy ý kiến cổ đông

Luật sư tư vấn quy trình lấy ý kiến cổ đông

Luật sư tư vấn quy trình lấy ý kiến cổ đông

Luật sư sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng về quy trình lấy ý kiến cổ đông:

  • Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về quy trình, trình tự lấy ý kiến cổ đông;
  • Phân tích các quyết định quan trọng mà công ty cần lấy ý kiến của cổ đông, đưa ra các đề xuất và khuyến nghị về cách thức tổ chức lấy ý kiến một cách phù hợp;
  • Soạn thảo mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông và các giấy tờ pháp lý liên quan. Tư vấn về cách thiết kế và chuẩn bị mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông sao cho rõ ràng, đầy đủ thông tin và tuân thủ các quy định pháp luật.
  • Cung cấp tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quy trình lấy ý kiến cổ đông.

Trên đây là những thông tin liên quan đến mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn cụ thể về quy trình, thủ tục lấy ý kiến cổ đông cũng như các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn của Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Scores: 5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 623 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *