Những dự án nào phải có chủ trương đầu tư

Đa số các dự án đầu tư đều phải có chủ trương đầu tư. Chủ trương đầu tư do các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận phù hợp theo quy định pháp luật. Bài viết này trình bày quy định hiện hành về chủ trương đầu tư của dự án và các cơ quan có thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư. 

Những dự án nào phải có chủ trương đầu tư

 

Chủ trương đầu tư là gì?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.

Chấp thuận chủ trương đầu tư, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư 2020, là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Có bao nhiêu cơ quan có quyền cấp chủ trương đầu tư?

Theo Điều 17 Luật đầu tư công 2019, các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư công bao gồm: Quốc hội; Chính phủ; Thủ tướng chính phủ; Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng nhân dân các cấp và Ủy ban nhân dân cùng cấp được giao quyền bởi Hội đồng nhân dân.

Theo Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2020, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư gồm có: Quốc hội; Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

>> Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất

Những dự án phải có chủ trương đầu tư

Những dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có chủ trương đầu tư

Theo Luật đầu tư công 2019, các chương trình, dự án đầu tư công phải được quyết định chủ trương đầu tư gồm:

Các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: (i) Chương trình mục tiêu quốc gia; (ii) Dự án quan trọng quốc gia.

Các dự án do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư: Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình trừ chương trình mục tiêu quốc gia. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.

Các dự án do Thủ tương chính phủ quyết định chủ trương đầu tư:

  1. Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;
  2. Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
  3. Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;
  4. Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.

Các dự án do Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư: dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 17.

Các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư: dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 17.

Các dự án do Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư: chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 17.

> Có thể bạn cần: Tư vấn luật đầu tư dự án

Các dự án đầu tư sử dụng vốn tư nhân  phải có chủ trương đầu tư

Theo Luật đầu tư 2020, các dự án phải được chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

Các dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo Điều 30 Luật đầu tư 2020:

  1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  1. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  2. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  3. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Các dự án do Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo Điều 31 Luật đầu tư 2020:

    1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hoá của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.     300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
  • Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
  • Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, Xuất bản, báo chí;
  • Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Dự án nào thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo Điều 32 Luật đầu tư 2020:

1) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

2) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

3) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

4) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 32 thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

>> Xem thêm: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản theo quy định mới nhất

 

chấp thuận chủ trương các dự án

Tư vấn pháp lý chủ trương đầu tư của dự án

Trên đây là nội dung giới thiệu về “ Những dự án nào phải có chủ trương đầu tư”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về tư vấn đầu tư, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt.

Để nhận tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt theo thông tin dưới đây:

Scores: 4.3 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *