Phân loại cổ phần trong công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau. Các phần vốn này được gọi với tên gọi là Cổ phần. Về mặt pháp lý, cổ phần chính là căn cứ để xác minh cho tư cách của một cổ đông trong công ty mà không phụ thuộc vào việc họ có đóng góp, tham gia trong quá trình thành lập của công ty hay không. Vậy pháp luật Việt Nam quy định có bao nhiêu loại cổ phần, đó là những loại nào, tên gọi là gì hay đặc điểm ra sao? Với bài viết này, Luật Kiến Việt sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

>> Cùng chuyên mục: Sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần

Cổ phần phổ thông

Khái niệm cổ phần phổ thông

Pháp luật Việt Nam không quy định một khái niệm cụ thể cho Cổ phần phổ thông. Tuy nhiên, dựa trên các quy định hiện hành, ta có thể hiểu Cổ phần phổ thông là loại cổ phần tiên quyết phải có khi thành lập công ty cổ phần.

Phân loại cổ phần trong công ty cổ phần

Cổ phần phổ thông là gì?

Chủ thể được quyền nắm giữ cổ phần phổ thông

Người được quyền nắm giữ cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác. Trừ trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì cần phải có được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tính chuyển đổi cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.

Quyền của cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông

  • Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Cổ phần ưu đãi

So sánh các loại cổ phần ưu đãi

Tiêu chí

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Khái niệm

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

Chủ thể được quyền nắm giữ

Phụ thuộc vào Điều lệ công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Phụ thuộc vào Điều lệ công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Chuyển nhượng

Cổ phần được tự do chuyển nhượng. Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Cổ phần được tự do chuyển nhượng. Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Tính chuyển đổi

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Quyền của cổ đông nắm giữ

  • Nhận cổ tức
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020.
  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông. Tuy nhiên Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Cổ phần ưu đãi khác

Cổ phần ưu đãi khác là loại cổ phần dựa trên quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu cổ phiếu công ty cổ phần

Dịch vụ luật sư tư vấn về các loại cổ phần

Trên đây là nội dung giới thiệu về Phân loại cổ phần trong công ty cổ phần. Mọi nhu cầu về pháp luật cổ phần, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

 

Scores: 4.1 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 654 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *