Quy định pháp luật Việt Nam về ngôn ngữ của hợp đồng

Quy định pháp luật Việt Nam về ngôn ngữ của hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên xây dựng và thực hiện những thoả thuận. Thực tế ở Việt Nam có những trường hợp các công ty ký kết hợp đồng với nhau bằng ngôn ngữ duy nhất là tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Hàn….). Với thực tế này có một số ý kiến nêu lên rằng hai công ty ở Việt Nam, hợp đồng được ký kết và thực hiện ở Việt Nam nên hợp đồng bằng tiếng nước ngoài là không có giá trị, là vô hiệu…Bài viết sau đây sẽ phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về ngôn ngữ của hợp đồng để mọi người có thể hình dung về vấn đề này.

ngonngucuahopdong

 

Quy định pháp luật về ngôn ngữ hợp đồng

Nguyên tắc chung: Các bên có thể tự do thỏa thuận ngôn ngữ hợp đồng

Hiện nay hai luật quan trọng và đang trực tiếp nhất điều chỉnh về hợp đồng là luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015. Trong hai luật này, không thấy có quy định nào quy định về ngôn ngữ hợp đồng hoặc yêu cầu hợp đồng, giao dịch phải bằng tiếng Việt.

  • Như vậy theo nguyên tắc trong dân sự “các bên được làm những gì pháp luật không cấm” và tự do thỏa thuận trong thương mại thì trong các hợp đồng nói chung, các bên được tự do lựa chọn ngôn ngữ ký kết và diễn đạt thỏa thuận.
  • Điều này được khẳng định trong một số luật khác, ví dụ khoản 2 điều  22 luật chuyển giao công nghệ 2017 quy địnhNgôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận” 
  • Như vậy có nghĩa rằng các bên có thể không cần phải có bản hợp đồng tiếng Việt, hợp đồng bằng ngôn ngữ khác vẫn có giá trị ràng buộc giữa các bên.

Một số ngoại lệ các bên phải tuân theo

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực riêng biệt, một số luật chuyên ngành lại có quy định ràng buộc về vấn đề tiếng Việt. Trong những trường hợp đặc thù này, các bên cần tuân theo quy định cụ thể của luật chuyên ngành. Ví dụ:

  • Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. (khoản 2 điều 14 Luật bảo vệ người tiêu dùng) 2010
  • Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.(khoản  2 điều 9 Luật Bưu chính 2010).
  • Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh (luật xây dựng 2014, NĐ 37/2015NĐ-CP về hợp đồng xây dựng).
  • Hợp đồng bắt buộc phải công chứng: Hiện nay một số hợp đồng bắt buộc phải được công chứng (ví dụ chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn nhà, đất của cá nhân, hộ gia đình).

Theo quy định của luật công chứng 2014 thì tiếng nói và chữ viết trong công chứng phải bằng tiếng Việt. Do đó các bên phải có hợp đồng bằng tiếng Việt để được công chứng hợp đồng.

Trong quan hệ với cơ quan nhà nước và trong xét xử tranh chấp

  • Mặc dù như đã phân tích, trừ một số lĩnh vực riêng biệt, thì các bên có thể lựa chọn ngôn ngữ của hợp đồng. Nhưng trong quan hệ hành chính, làm việc với cơ quan nhà nước (ví dụ thuế, kế toán…), hầu hết đều quy định ngôn ngữ phải là tiếng Việt. Do đó khi hợp đồng đã ký kết không phải là tiếng Việt, thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt. Đó là lý do các bên thường soạn hợp đồng bằng song ngữ Anh – Việt để có thể lấy bản tiếng Việt dùng làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Trong việc xét xử tranh chấp, nếu  cơ quan xét xử là tòa án, thì theo Bộ Luật tố tụng dân sự từ trước đến nay đều quy định tiếng nói và chữ viết trong tố tụng là tiếng Việt. Do đó nếu hợp đồng bằng ngôn ngữ khác, thì phải  được dịch công chứng sang tiếng Việt để phục vụ xét xử. Nếu trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.
  • Do đó nếu hợp đồng là ngôn ngữ khác thì cũng phải được dịch công chứng sang tiếng Việt. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc nếu không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định ngôn ngữ, do đó mà hợp đồng có thể không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt.

Giá trị pháp lý của bản tiếng Việt và ngôn ngữ khác

  • Trong trường hợp có sự mâu thuẫn về nội dung gì đó giữa bản tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ áp dụng theo quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận sau đó của các bên. Trong trường hợp các bên không quy định thì hai bản  có giá trị  pháp lý như nhau. Điều này phủ nhận nhận định của một số người cho rằng bản tiếng Việt có giá trị pháp lý cao hơn. Bởi lẽ cả hai bản đều do hai bên ký. Trong trường hợp này thì cơ quan xét xử sẽ dùng tất cả tài liệu và hỏi, xem xét để tìm ra ý chí thực sự của các bên về nội dung đó.
  • Do đó cho thấy khi các bên ký kết hợp đồng thì nếu hợp đồng đã ký kết đảm bảo các yếu tố của một hợp đồng (chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức của hợp đồng) thì cho dù được diễn đạt bằng ngôn ngữ nước ngoài thì các bên vẫn phải chịu trách nhiệm về những nội dung mình ký, trừ trường hợp chứng minh được mình bị lừa dối, ép buộc, hay nhầm lẫn.

Đây cũng là câu chuyện và kinh nghiệm trong việc các bên trong quan hệ thương mại cần coi trọng sự chặt chẽ về pháp lý và sự tư vấn của luật sư trong kinh doanh và ký kết giao dịch.

Luật sư tư vấn pháp luật về ngôn ngữ hợp đồng

Đội ngũ luật sư hợp đồng với nhiều kiến thức và kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn quy định pháp luật về hình thức hợp đồng
  • Tư vấn lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng phù hợp
  • Giải thích các điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng
  • Soạn thảo hợp đồng song ngữ
  • Hỗ trợ công chứng hợp đồng, giao dịch

Nếu bạn có khó khăn, thắc mắc trong việc lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng, giao dịch hay có tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể.

Scores: 4.8 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *