Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và phong trào khởi nghiệp hiện nay, hàng năm các doanh nghiệp được thành lập mới là rất lớn. Do đó những vấn đề khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp như thủ tục, quy trình, hồ sơ… đăng ký thành lập doanh nghiệp là vấn đề được nhiều người hiện nay quan tâm, tìm hiểu.

Sau đây Công ty luật TNHH Kiến Việt giới thiệu tới các bạn “Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay” để các bạn có ý định và nhu cầu thành lập doanh nghiệp nắm rõ các bước đăng ký thành lập cho doanh nghiệp của mình.

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Phần 1: Chuẩn bị thông tin sơ lược

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Bao gồm các loại hình Doanh nghiệp phổ biến sau:

Công ty TNHH (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

Do đó, để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về đặc điểm của từng loại hình cũng như ưu và nhược điểm một cách cụ thể. Từ đó, có thể đưa ra quyết định phù hợp với chiến lược và định hướng cho Doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao giấy tờ pháp lý

Người đăng ký thành lập doanh nghiệp chuẩn bị Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 3: Lựa chọn tên cho Doanh nghiệp

Bao gồm 2 thành tố: Loại hình Doanh nghiệp + tên riêng

Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc thấu đáo trong việc đặt tên để hạn chế việc thay đổi tránh các thủ tục rườm rà.

Bước 4: Xác định vốn điều lệ và trụ sở chính của Doanh nghiệp

Đối với vốn điều lệ, tuy hiện nay chưa có quy định về mức tối thiểu đổi với vốn điều lệ, nhưng việc xác định vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lệ phí môn bài. Ngoài ra một số ngành nghề có yêu cầu thêm về vốn pháp định mà doanh nghiệp thành lập phải đáp ứng. Bên cạnh đó, xác định trụ sở chính phải bao gồm số, tên đường, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh

Việc xác định ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần đăng ký theo mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Bước 6: Xác định chức danh của người đại diện pháp luật

Chức danh của người đại diện pháp luật có thể là chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị…., điều này tuỳ thuộc vào từng loại hình cũng như sự lựa chọn của chủ doanh nghiệp.

 

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin, hồ sơ cần thiết

Phần 2: Soạn thảo hồ sơ theo thông tin sơ lược nêu trên, nộp hồ sơ thành lập cho Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Soạn thảo và chuẩn bị các hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, từng loại hình doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về hồ sơ khác nhau. 

Bước 2: Ký và nộp hồ sơ

Có 2 hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Nộp trực tiếp tại Sở KH-ĐT, nộp qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

  • Tạo tài khoản và đăng nhập tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn;
  • Tạo hồ sơ;
  • Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Theo đó, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Sở KH-ĐT

  • Soạn và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như đã liệt kê
  • Đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

– Nếu nộp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Nếu hồ sơ hợp lệ, in giấy biên nhận được gửi qua email cùng hồ sơ giấy đã ký để  nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT. Kết quả sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa hợp lệ, Doanh nghiệp sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại. 

– Nếu nộp trực tiếp tại Sở KH-ĐT:

Chuyên viên phòng Đăng Ký Kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và hẹn ngày trả kết quả đăng ký doanh nghiệp (03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ)

*Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc không hợp lệ, chuyên viên sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp sau khi bổ sung và sửa đổi sẽ tiến hành nộp lại và chờ thêm 3 ngày để nhận kết quả.

Nếu hồ sơ không có sai sót, Doanh nghiệp sẽ nhận kết quả thành lập công ty theo lịch hẹn. Kết quả sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Để có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền

 

Mọi thắc thắc hoặc nhu cầu về dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

– Công ty Luật TNHH Kiến Việt

– Trụ sở chính: P802 (lầu 8), tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM, Việt Nam

– Website: luatkienviet.com

– Phone: 0386579303

– Email: contact@luatkienviet.com

– Fb: https://www.facebook.com/luatkienviet

Scores: 4.7 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 664 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *