Sống chung như vợ chồng thì có được hưởng thừa kế của nhau không?

Sống chung như vợ chồng thì có được hưởng thừa kế của nhau không là thắc mắc được nhiều cặp đôi quan tâm khi không đăng ký kết hôn. Việc xác định các chế độ như tài sản chung, tài sản riêng, thừa kế khi không đăng ký kết hôn luôn phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm được quy định về quyền thừa kế khi sống chung như vợ chồng, nguyên tắc, cách chia thừa kế cũng như các vấn đề cần lưu ý.

Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế của nhau không

Sống chung như vợ chồng có được hưởng thừa kế của nhau không?

 Sống chung như vợ chồng là gì?

  • Chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ sống chung và coi nhau là vợ chồng.
  • Yếu tố quan trọng nhất để xác định một mối quan hệ là chung sống như vợ chồng là sự đồng thuận của cả hai bên trong việc xây dựng cuộc sống chung.
  • Việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp.
  • Các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên không được bảo vệ đầy đủ như vợ chồng đã đăng ký kết hôn.
  • Các vấn đề liên quan đến tài sản chung, quyền nuôi con, thừa kế, nghĩa vụ tài chính… sẽ không được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Các tranh chấp sẽ phải giải quyết dựa trên thỏa thuận dân sự hoặc các quy định pháp luật chung, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trường hợp được hưởng thừa kế di sản của người mất

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bên cạnh đó, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều này đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc phân chia tài sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc chung sống như vợ chồng không được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp. Do đó, người sống chung như vợ chồng không được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Chung sống như vợ chồng thì có được hưởng thừa kế di sản của nhau không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

  • Nam, nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
  • Việc không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng như quy định trong luật.
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến con cái, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, trường hợp hai người nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được hưởng các quyền lợi và bảo vệ pháp lý như vợ chồng hợp pháp.

Chính vì thế, trường hợp này không thuộc một trong những đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Hướng dẫn chia thừa kế trong trường hợp sống chung như vợ chồng

Chia thừa kế khi sống chung như vợ chồng

Chia thừa kế khi sống chung như vợ chồng

Có một số trường hợp ngoại lệ có thể dẫn đến việc người chung sống được hưởng thừa kế:

  • Quan hệ hình thành trước năm 1987: Tại Khoản 1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định như sau: “…Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000…”. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân gia đình quy định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết. Như vậy, có thể thấy, trường hợp này vẫn được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn.
  • Di chúc: Nếu người chết để lại di chúc hợp pháp chỉ định người thừa kế tài sản là người chung sống không có đăng ký kết hôn. Trường hợp này người được chỉ định vẫn có quyền được hưởng tài sản thừa kế theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn về thừa kế di sản của vợ chồng

Luật sư tư vấn về thừa kế di sản của vợ chồng

Luật sư tư vấn về thừa kế di sản của vợ chồng

Hãy liên hệ luật sư để được hỗ trợ:

  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế, thừa kế khi không đăng ký kết hôn để giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
  • Luật sư giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để nộp đơn yêu cầu chia thừa kế di sản của vợ, chồng.
  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về soạn thảo di chúc và các vấn đề khác liên quan.
  • Luật sư sẽ hỗ trợ bạn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình chia thừa kế giữa các đồng thừa kế là anh, chị, em…bên vợ, bên chồng.

Khi xảy ra trường hợp một trong hai vợ chồng qua đời, việc thực hiện thủ tục thừa kế di sản thường trở nên phức tạp, nhất là sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Khi đó, chúng tôi khuyến khích bạn cần đến sự tư vấn của luật sư. Luật sư sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn. Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề nêu trên, nếu có bất kì thắc mắc nào khác, quý khách vui lòng liên hệ với luật sư tư vấn thừa kế chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.1 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 690 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *