Tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về ai?

Khi một người qua đời, phần tài sản của họ để lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì sẽ được phân chia cho những người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp phần di sản đó không được nhận thừa kế thì nó sẽ thuộc về ai? Sau đây công ty Luật Kiến Việt sẽ giới thiệu đến các bạn những phân tích về vấn đề này?

Điều kiện để xác định tài sản không có người nhận thừa kế

Theo quy định tại Điều 622 của Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được coi là không có người nhận thừa kế khi thỏa mãn các điều kiện sau:

– Thứ nhất là tài sản đó không có người nhận thừa kế theo di chúc.

– Thứ hai là tài sản đó không có người nhận thừa kế theo pháp luật.

– Thứ ba là trường hợp tài sản đó có người nhận thừa kế (theo di chúc hoặc pháp luật) nhưng người đó từ chối nhận di sản.

– Thứ tư là trường hợp tài sản đó có người nhận thừa kế (theo di chúc hoặc pháp luật) nhưng người đó không được quyền hưởng di sản.

Tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về ai?

Điều kiện để xác định tài sản không có người nhận thừa kế

Tài sản không có người nhận thừa kế theo di chúc

Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, những trường hợp sau đây được coi là không có người nhận thừa kế theo di chúc:

– Người chết không để lại di chúc.

– Người chết có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.

– Những người được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Người chết có để lại di chúc nhưng một phần tài sản trong di chúc không được người lập di chúc chỉ định người nhận thì phần tài sản đó cũng được coi là tài sản không có người nhận thừa kế theo di chúc.

>> Cùng chuyên mục: Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Tài sản không có người nhận thừa kế theo pháp luật

Theo quy định pháp luật, khi thừa kế theo di chúc không được áp dụng thì phần di sản người chết để lại sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, tài sản sẽ không có người nhận thừa kế theo pháp luật trong trường hợp những người có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản (những người ở ba hàng thừa kế) không tồn tại.

Trường hợp có người nhận thừa kế nhưng người đó từ chối nhận di sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 620 của Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Như vậy trong trường hợp tài sản có người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (hoặc cả hai) nhưng người đó từ chối không muốn nhận tài sản thì tài sản đó sẽ trở thành tài sản không có người nhận thừa kế.

Tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về ai?

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản

Trường hợp có người nhận thừa kế nhưng người đó không được quyền hưởng di sản

Trong trường hợp tài sản có người nhận thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật ( hoặc cả hai) nhưng người đó không được quyền hưởng di sản thì tài sản đó sẽ trở thành tài sản không có người nhận thừa kế.

Theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự 2015 thì những người sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, Những người trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

>> Có thể bạn quan tâm: Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về ai?

Có thể thấy, tài sản thừa kế sau khi thỏa mãn được các điều kiện như trên thì sẽ trở thành tài sản không có người nhận thừa kế. Tức là không còn ai có quyền được  thừa hưởng tài sản trên. Nên Điều 622 của Bộ luật dân sự 2015 đã quy định tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

Kết luận về tài sản không có người nhận thừa kế

Có thể nói xã hội hiện nay đang ngày một phát triển mạnh mẽ, do đó tài sản do con người tạo ra cũng ngày một nhiều hơn. Tài sản nói riêng và của cải vật chất nói chung mặc dù không thể trường tồn mãi theo thời gian nhưng giá trị của chúng có thể trường tồn lâu dài. Mặt khác, con người thì không thể như vậy, nên từ đó mới sinh ra sự thừa hưởng tài sản được gọi là thừa kế. Tuy nhiên, khi tài sản không có người nhận thừa kế thì tài sản sẽ trở nên vô chủ. Chính vì vậy, tài sản đó thuộc về Nhà nước là hoàn toàn hợp lý. 

Luật sư tư vấn về tài sản không có người nhận thừa kế

Trên đây là nội dung giới thiệu về Tài sản không có người nhận thừa kế. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về thừa kế:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

 

 

 

 

 

Scores: 4.1 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *