Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là những tổ chức kinh tế có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm, đặc điểm, tư cách pháp lý của tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Bài viết này sẽ giải quyết vấn đề này, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hình liên kết kinh tế này.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quy định của pháp luật
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là gì?
Định nghĩa
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ mối liên kết giữa các pháp nhân. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có hai dạng liên kết là liên kết cứng ( mối quan hệ về vốn) và liên kết mềm (mối quan hệ hợp tác, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh).
- Tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà ở nhiều nước trên phạm vi toàn cầu.
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- Các tập đoàn thương đa dạng về cơ cấu tổ chức nhưng chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
- Một số ví dụ về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty như Tổng công ty truyền tải điện lực quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Nam, tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam, tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, tập đoàn điện lực Việt Nam
Phân loại tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được chia thành 02 loại cơ bản: tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.
Cơ cấu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Cơ cấu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Tập đoàn kinh tế có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác.
- Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó;
Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Điều kiện để thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế, tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
- Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:
Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn góp nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp có mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.
Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.
Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
- Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
- Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Quản lý đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập
Luật sư tư vấn pháp luật về tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Luật sư tư vấn pháp luật về tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Tư vấn về thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Hỗ trợ quản lý đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Soạn thảo các văn bản nội bộ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Luật Kiến Việt là công ty Luật hàng đầu tư vấn về lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp nói chung, tư vấn pháp luật về tập đoàn kinh tế, tổng công ty nói riêng. Với nhiều luật sư dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết sâu, Luật Kiến Việt luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về dịch vụ luật sư tư vấn giải pháp pháp luật về tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn cụ thể.