Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn cộng với thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải rơi vào tình trạng phá sản. Vậy thì thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp thuộc về cơ quan nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp

Doanh nghiệp phá sản khi nào?

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Như vậy, doanh nghiệp sẽ được xem là phá sản khi đã mất khả năng thanh toán, đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

>> Xem thêm: Tổng hợp các văn bản về luật phá sản

Những ai có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Những đối tượng sau đây có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp

Giải quyết phá sản doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp 

Tùy vào từng trường hợp mà người yêu cầu sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện. 

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; 
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP có quy định về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp, cụ thể là những vụ việc thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Doanh nghiệp có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;
  • Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  • Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
  • Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.

Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

>> Có thể bạn quan tâm: Phá sản và giải thể doanh nghiệp có gì khác nhau?

Luật sư tư vấn về phá sản doanh nghiệp

Trên đây là nội dung giới thiệu về Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp. Mọi nhu cầu dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến phá sản doanh nghiệp vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.8 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 703 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *