Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay các tranh chấp đất đai đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp. Nhiều cá nhân, hộ gia đình do không nắm rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai dẫn đến tốn thời gian và công sức trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thông qua bài viết này, Luật Kiến Việt hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn khái quát hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về tranh chấp đất đai như sau: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo như quy định trên, tranh chấp đất đai có thể được hiểu theo nghĩa rất rộng, có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tranh chấp đất đai cần được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, cụ thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn tranh chấp về ranh giới, lối đi, tranh chấp đòi lại đất,…

>> Xem thêm: Xác định quan hệ tranh chấp đất đai 

Tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải không?

Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến đất đai được ghi nhận tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 với nội dung như sau:

  • Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Thứ hai, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định tranh chấp đất đai phải được tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện, cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định như sau: 

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”

Như vậy, tranh chấp về quyền sử dụng đất (ai là người có quyền sử dụng đất) bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện. 

Các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không bắt buộc.

>> Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, Điều 203 Luật Đất đai quy định như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết, cụ thể:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Tranh chấp đất đai kiện ở Tòa án nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai kiện ở Tòa án nào?

Theo quy định tại Điều 39 Luật Tố tụng Dân sự, đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, Điều 40 Luật Tố tụng Dân sự cũng có quy định nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Theo quy định trên, tranh chấp đất đai sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có đất tranh chấp.

Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là nội dung liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai do Luật Kiến Việt cung cấp. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/ 

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com 

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet 

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.1 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *