Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích

Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn là quan hệ luôn tiềm ẩn các bất đồng và đối kháng vì thế tranh chấp về lao động ngày càng trở nên phổ biến hơn khi mà bản thân người lao động đã có ý thức chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về lao động hiện nay không hề đơn giản, chính vì thế người lao động có thể gặp khó khăn trong việc đòi quyền lợi cho bản thân. Phạm vi bài viết dưới đây có thể cung cấp đến quý bạn đọc về một số thông tin liên quan đến việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, cụ thể về phương thức giải quyết, hồ sơ thủ tục thế nào sẽ được trình bày cụ thể ngay bên dưới.

giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích

giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích

Khái niệm tranh chấp lao động tập thể

Theo khoản 2 Điều 179 Bộ Luật Lao Động năm 2019 thì tranh chấp lao động có thể được hiểu là là tranh chấp lao động phát sinh giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau về quyền và lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động hoặc quan hệ của các tổ chức đại diện người lao động.

Phân loại tranh chấp lao động tập thể

Căn cứ vào Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động tập thể được phân loại thành hai loại:

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Là tranh chấp lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau theo quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và các thỏa thuận hợp pháp khác.
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động
  • Tòa án nhân dân

Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động

Như vậy, đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền sẽ được giải quyết qua hòa giải tài hòa giải viên lao động, sau đó nếu các bên không hòa giải thành hoặc hết hạn hòa giải thì các bên sẽ có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết.

Về phần tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì sẽ được giải quyết thông qua 2 bước: Hòa giải viên lao động, nếu hòa giải không thành thì các bên sẽ có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể về quyền

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 192 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:

Bước 1: Thương lượng trực tiếp

Các bên tranh chấp lao động tập thể về quyền có trách nhiệm thương lượng trực tiếp để giải quyết tranh chấp. Thương lượng trực tiếp là việc các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau, trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp.

Thời hạn thương lượng trực tiếp do các bên tranh chấp thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thời hạn thương lượng trực tiếp thì thời hạn này là 30 ngày kể từ ngày một trong các bên có yêu cầu thương lượng trực tiếp.

Bước 2: Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải

Trường hợp các bên không thể thương lượng trực tiếp để giải quyết tranh chấp thì một trong các bên có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải.

Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải phải được thực hiện bằng văn bản và phải gửi cho hòa giải viên lao động, người sử dụng lao động và bên tranh chấp còn lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thương lượng trực tiếp hoặc kể từ ngày một trong các bên có yêu cầu thương lượng trực tiếp nhưng bên kia không tham gia thương lượng.

Bước 3: Hòa giải

Hòa giải viên lao động phải tổ chức hòa giải trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên tranh chấp thương lượng để giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên lao động không được tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động sau khi hòa giải không thành.

Bước 4: Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án

Trường hợp hòa giải viên lao động không hòa giải được hoặc hòa giải viên lao động hòa giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thỏa thuận hòa giải thì tập thể lao động có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật Lao Động năm 2019, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có trình tự, thủ tục giải được giải quyết như tranh chấp lao động tập thể về quyền

Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định như sau:

  1. Bước 1: Thương lượng trực tiếp.
  2. Bước 2: Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải.
  3. Bước 3: Hòa giải.
  4. Bước 4: Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết

Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 194 Bộ Luật Lao động năm 2019, cụ thể

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp lao động phát sinh giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau về quyền và lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động hoặc quan hệ của các tổ chức đại diện người lao động.

Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, các bên tranh chấp có thể tự giải quyết tranh chấp hoặc các bên tranh chấp có thể tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động tập thể của luật sư Kiến Việt bao gồm:

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp
  • Tư vấn về tranh chấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ nghỉ phép
  • Tranh chấp về an toàn, vệ sinh lao động
  • Tư vấn về tranh chấp về cho thuê lại lao động;
  • Tư vấn về tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp;
  • Đại diện cho các bên tranh chấp tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tố tụng, tư vấn giải quyết tranh chấp

Trên đây là một số thông tin về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể của công ty Luật Kiến Việt. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn các vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.3 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *